Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm - Lần 2 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Sử 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm - Lần 2 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Sử 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm - Lần 2 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Sử 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS THIỆN - GIÁP
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM-LẦN 2
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Sử 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ BÀI
 Câu 1. (4 điểm) 
 Nước Nga năm 1917 có mấy cuộc cách mạng ? Đó là cuộc cách mạng nào ? vì sao ? Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2. (2,0 điểm)	 
Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại nổ ra đầu tiên ở Mĩ?
Câu 3. (4,0 điểm).
 Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 4. (6,0 điểm).
 Những yếu tố cơ bản thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858? Chúng đã thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”?
Câu 5 (2,0 điểm).
 Kể tên các di tích lịch sử văn hóa ở Thanh Hóa gắn với chiến công của các vị anh hùng dân tộc thế kỷ III và thế kỷ XV. Trách nhiệm của bản thân em đối với các di tích đó?
Câu 6: (2,5 điểm) 
 H·y ®iÒn tiÕp sù kiÖn cho phï hîp víi thêi gian của lịch sử thế giới sau;
Thời gian
Sự kiện
1566
1640-1688
1776
1789-1794
. 
1868
1911
1919
 1917
1922
1939-1945
------------------------------HÕt-------------------------------
Hä vµ tªn thÝ sinh:...Sè b¸o danh:....
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS THIỆN - GIÁP
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM-LẦN 2
Năm học: 2015-2016
Đáp án môn sử
ĐÁP ÁN
Câu 1. (3,5 điểm) 
 * HS nêu được những vấn đề sau:
Nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng 
 Đó là cuộc cách mạng tháng Hai và cuộc cách mạng tháng Mười 
Vì: - cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại chính phủ lâm thời tư sản vµ c¸c x« viÕt ®¹i biªu lµ c«ng nh©n , n«ng d©n vµ binh lÝnh đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. 
- Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô Viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. 
* Ý nghĩa của cách mạng tháng mười Nga năm 1917:
- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới-chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn-
 - Thay đổi to lớn trên thế giới, cỗ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
0,25
0,25 
.0,75 
0,75 
0,75 
0,75 
 Câu 2: ( 2 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng hoảng thừa .Nước Mĩ là nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kì này nên khủng hoảng nổ ra đầu tiên 
1,0
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng
hoảng cơ cấu của chủ nghĩa tư bản . Nước Mĩ là nước tư bản chủ nghĩa đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa nên khủng hoảng cũng bắt đầu từ đây
0.5
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng
hoảng của hệ thống chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nước Mĩ là nước có sự liên kết toàn cầu cao nhất nên khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ
0.5
Câu 3: ( 4,0 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm
* Nguyên nhân (1 điểm):
- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quốc làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tiếp tục nảy sinh sau chiến tranh thế giới một, dẫn đến chiến tranh bùng nổ giữa các nước đế quốc nhằm phân chia lại thế giới.
0,5
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) làm cho những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
0,5
- Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh-Pháp-Mĩ và khối phát xít Đức-Italia-Nhật. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Lxô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
0,5
- Chính sách thoả hiệp, nhượng bộ của các nước Anh-Pháp-Mĩ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. đã tạo điều kiện để phát xít Đức, Italia, Nhật châm ngòi cho chiến tranh thế giới 2 bùng nổ.
0,5
* Tính chất (1 điểm):
- Trước khi Liên Xô tham chiến: Là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa...
0,5
- Sau khi Liên Xô tham chiến: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, chống phát xít.
0,5
* Điểm giống và khác nhau...(1 điểm):
- Giống: Cả 2 cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.
0,5
- Khác: Chiến tranh thế giới 2 còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô - Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
0,5
Câu 4: ( 5,0 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm
* Những yếu tố cơ bản thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
- Nửa sau thế kỉ XIX, CNTB nói chung và tư bản Pháp đang trên đà phát 
triển, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng lớn; bản chất tham lam tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đế quốc.
0,5
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nhân công rẻ; chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang lâm vào khủng hoảng suy yếu.
 Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
0,5
+ Hành động của Pháp:
Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
Sáng 1/9/1858 liên quân Pháp- Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà
0.5
Âm mưu của Pháp khi chọn Đà Nẵng:
+Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng,lại nằm trên đường thiên lí Bắc –Nam .Hậu phương Đà Nẵng là vùng Quảng Nam- Quảng Ngãi có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” 
1.0
+ Đà +Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, qua đèo Hải Vân.Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên chúa và một số gián điệp đội nốt thầy tu hoạt động từ trước 
0.5
+Sau +Khi chiếm xong Đà Nẵng,Pháp sẽ đánh thẳng ra Huế, buộc triều đình đầu hàng
0.5
Sự thất bại của Pháp :
Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động quân dân đắp lũy ngăn không cho giặc tiến sâu vào nội địa 
1,0
 Nhân dân được lệnh làm “vườn không nhà trống”, gây cho pháp nhiều khó khăn. 
0.5
Suốt 5 tháng liền, quân Pháp bị giam chân tại chỗ, lực lượng hao mòn dần, thuốc men, thực phẩm thiếu thốn do tiếp tế khó khăn=>Pháp thất bại trong âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” và buộc phải thay đổi kế hoạch kéo quân vào Gia Định
1,0
Câu 5 (2,0 điểm).
Đền Bà Triệu, khu di tích lịch sử Lam Kinh(Thọ Xuân)(1 đ)
Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước(0,5)
 Bảo vệ, gìn giữ (0,5)
Câu 6: (2,5 điểm) 
 H·y ®iÒn tiÕp sù kiÖn cho phï hîp víi thêi gian của lịch sử thế giới sau;
Thời gian
Sự kiện
1566
Cách mạng Hà Lan
1640-1688
Cách mạng tư sản Anh
1776
Tuyên ngôn độc lập của hợp chúng quốc Mĩ
1789-1794
. Cách mạng tư sản Pháp
1868
Duy Tân Minh Trị
1911
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
1919
Phong Trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc
1917
Cách mạng tháng 10 Nga
1922
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập
1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 8.doc