Hướng dẫn ôn tập kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 học kỳ II năm học 2012-2013

doc 4 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 960Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 học kỳ II năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn tập kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 học kỳ II năm học 2012-2013
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKII VL7
Năm học: 2012 – 2013
I/ Phần Trắc Nghiệm:
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có ô nhiễm tiếng ồn :
A/ Gần đường ray xe lửa	B/ Gần sân bay
	C/ Gần ao hồ	D/ Gần đường cao tốc.
Câu 2: Khi cọ xát hai vật với nhau chúng bị nhiễm điện:
A/ Cùng loại	B/ Khác loại
C/ Một vật nhiễm điện âm thì vật kia nhiễm điện dương	D/ Câu B và C đúng.
Câu 3: Hai điện tích cùng loại đặt gần nhau thì:
	A/ Hút nhau.	B/ Đẩy nhau. 	
	C/ Có thể đẩy nhau	D/ Tất cả đều sai.
Câu 4: Trong mạch điện kín, muốn đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn ta phải mắc: 
	A/ Ampe kế song song giữa hai đầu bóng đèn
	B/ Ampe kế nối tiếp với bóng đèn, sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra ở chốt âm của ampe kế.
	C/ Ampe kế phải mắc nối tiếp sau bóng đèn.
	D/ Vôn kế nối tiếp với bòng đèn.
Câu 5: Vôn kế là dụng cụ để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và được mắc:
A/ Song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế.
B/ Nối tiếp với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế.
C/ Song song với đoạn mạch, sao cho chốt dương của vôn kế nối với cực dương và chốt âm được nối với cực âm của nguồn điện.
D/ Các cách mắc trên đều sai.
Câu 6: Trong đoạn mạch AB gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp thì:
A/ UAB = UĐ1 + UĐ2 và IAB = IĐ1 = IĐ2 
B/ UAB = UĐ1 + UĐ2 và IAB = IĐ1 + IĐ2
C/ UAB = UĐ1 = UĐ2 và IAB = IĐ1 = IĐ2
D/ UAB = UĐ1 = UĐ2 và IAB = IĐ1 + IĐ2
Câu 7: Trong đoạn mạch MN gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song thì:
	A/ UMN = UĐ1 = UĐ2	B/ UMN = UĐ1 + UĐ2
	C/ IMN = IĐ1 + IĐ2	D/ Chỉ có câu B sai.
Câu 8: Nhằm đảm bảo an toàn về sử dụng điện nhà, ta nên:
A/ Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện tốt phù hợp, ngắt cầu dao điện khi sửa chữa điện.
B/ Sử dụng cầu chì có chỉ số Ampe phù hợp cho mỗi dụng cụ dùng điện.
C/ Không được sờ tay vào chổ dây dẫn điện bị bóc vỏ cách điện. 
D/ Các câu trên đều đúng.
Câu 9: Đưa hai vật A và B đã nhiễm điện lại gần nhau, nếu:
A/ Vật A và B đẩy nhau thì chúng nhiễm điện cùng loại.
B/ Vật A và B đẩy nhau thì chúng nhiễm điện khác loại.
C/ Vật A và B hút nhau thì chúng nhiễm điện khác loại.
D/ Chỉ có câu B sai.
Câu 10: Cường độ dòng điện qua đoạn mạch được đo bằng:
A/ Vôn kế và vôn kế được mắc song song với đoạn mạch.
B/ Ampe kế và ampe kế được mắc song song với đoạn mạch.
C/ Vôn kế và vôn kế mắc nối tiếp với đoạn mạch.
D/ Ampe kế và ampe kế được mắc nối tiếp vào đoạn mạch.
Câu 11: Muốn đo hiệu điện thế của đoạn mạch phải mắc:
A/ Vôn kế nối tiếp với đoạn mạch đó.
B/ Vôn kế song song với đoạn mạch đó sao cho cốt dương nối với cực dương và chốt âm nối với cực âm của nguồn điện.
C/ Vôn kế song song với đoạn mạch và ampe kế nối tiếp với đoạn mạch.
D/ Vôn kế nối tiếp với đoạn mạch và ampe kế song song với đoạn mạch.
A
Hình 1
Câu 12: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1. Khi khóa K hở ta thấy:
A/ Ampe kế chỉ số 0, vôn kế chỉ số 0.
B/ Ampe kế và vôn kế có số chỉ đều khác 0.
C/ Ampe kế chỉ 0, còn vôn kế có số chỉ khác 0.
D/ Vôn kế mắc song song giữa hai đầu bòng đèn nên số chỉ khác 0.
Câu 13: Trong sơ đồ mạch điện ở hình 1. Khi khóa K đóng: 
A/ Có dòng điện chạy từ cực dương qua ampe kế, qua đèn rồi đến cực âm của nguồn điện.
B/ Số chỉ trên ampe kế là cường độ dòng điện qua đèn.
C/ Số chỉ trên vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
D/ Tất cả đều đúng.
Câu 14: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ khi khóa K mở ta thấy: 
A/ Ampe kế chỉ số 0, đèn không sáng, vôn kế chỉ số 0.
B/ Ampe kế chỉ số 0 chỉ số trên vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
C/ Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
D/ Chỉ số trên vôn kế khác 0.
Câu 15: Trên cục pin có ghi 1,5V, để thắp sáng bình thường một bóng đèn pin ghi 4,5V ta phải:
A/ Mắc song song ba cục pin.
B/ Mắc nối tiếp hai cục pin.
C/ Mắc nối tiếp ba cục pin.
D/ Ba cách mắc pin trên đều không đúng.
Câu 16: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A/ Bóng đèn bút thử điện.	B/ Đèn Điốt phát quang
C/ Quạt điện	D/ Không có trường hợp nào?
Câu 17: Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
A/ Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
B/ Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh
C/ Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
D/ Một đoạn băng dính.
Câu 18: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A/ Làm tê liệt thần kinh.	B/ Làm quay kim nam châm
C/ Làm nóng dây dẫn	D/ Hút các vụn giấy.
Câu 19: Đổi các đơn vị sau đây:
A/ 0,175A mA	B/ 0,38A = .. mA
C/ 1250mA .. A	D/ 280mA = . A
Câu 20: Đổi đơn vị cho các giá trị sau:
A/ 2,5V = .. mV	B/ 6kV = .. V
B/ 110V = .. kV	D/ 1200mV = .V
Câu 21: Trong những trường hợp nào dười đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu điện thế)?
A/ Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
B/ Giữa hai cực của pin còn mới.
C/ Giữa hai đầu của bòng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin.
D/ Giữa hai cực của acquy đang thấp sáng đèn của xe máy.
II/ Phần Tự Luận:
Câu 22: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào? 
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người
Câu 23: Có mấy loại điện tích? Kể tên. Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào khi đặt chúng gần nhau?
- Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.
- Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau:
+ Nếu hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
+ Nếu hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Câu 24: Khi nào một vật nhiễm điện âm? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn?
- Khi vật nhận thêm electron.
- Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau.
Câu 25: Dòng điện là gì? Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ được điều gì?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Khi bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
Câu 26: Chất cách điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
- Ba loại chất cách điện như: gỗ khô, thủy tinh, nhựa 
Câu 27: Nguồn điện có khả năng gì? Hãy nêu ba thiết bị điện dùng pin có trong gia đình em.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho thiết bị điện hoạt động.
- Ba thiết bị điện dùng pin như: điện thoại di động, đèn pin, đồng hồ.
Câu 28: Dòng điện trong kim loại là gì? Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao?
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng.
- Kim loại là chất dẫn điện tốt.
- Vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng.
Câu 29: Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu một công cụ minh họa cho mỗi tác dụng đó.
- Tác dụng nhiệt: Bóng đèn dây tóc.
- Tác dụng phát sáng: bóng đèn của bút thử điện.
- Tác dụng từ: nam châm điện.
- Tác dụng hóa học: mạ vàng.
- Tác dụng sinh lý: châm cứu điện.
Câu 30: Cho các dụng cụ điện sau; quạt điện, nồi cơm điện, tivi, ấm đun nước điện, máy khoan, máy sấy tóc. Khi các dụng cụ trên hoạt động thì thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
- Tác dụng nhiệt có ích: nồi cơm điện, ấm đun nước điện, máy sấy tóc.
- Tác dụng nhiệt không có ích: máy khoan, quạt điện, tivi.
Câu 31: Ampe kế dùng để làm gì? Đơn vị cường độ dòng điện là gì?
- Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. (A).
Câu 32: Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người như thế nào?
Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lý của dòng điện sẽ làm cho cơ thể người như:
- Làm các cơ co giật.
- Làm tim ngừng đập.
- Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.
Câu 33: Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Để đo hiệu điện thế thì dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào để đo hiệu điện thế trong mạch.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V).
- Để đo hiệu điện thế người ta dùng vôn kế.
- Mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo hiệu điện thế.
Câu 34: Số vôn ghi trên mỗi nguổn điện cho biết gì?
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
Câu 35: Hãy viết công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm 2 bóng đèn.
Công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm 2 bóng đèn:
- Cường độ dòng điện: 
- Hiệu điện thế: 
Câu 36: Các bóng đèn trong gia đình được mắc nối tiếp hay song song? Tại sao phải mắc như vậy?
- Các dụng cụ điện trong gia đình đều được mắc song song.
- Vì khi mắc các bóng đèn song song, để khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng đèn còn lại vẫn sáng bình thường.
Câu 37: Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện không biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào mà phải tìm cách ngắt điện và gọi cấp cứu.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_vat_li_7_Ki_2_Dung.doc