Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 25 - Tiết 95 - 96: Viết bài tập làm văn số 5 - văn lập luận chứng minh

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 25 - Tiết 95 - 96: Viết bài tập làm văn số 5 - văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 25 - Tiết 95 - 96: Viết bài tập làm văn số 5 - văn lập luận chứng minh
Tuần 25. Tiết : 95- 96 
Ngày soạn 15/2/2016 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Ngữ Văn 7
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
 - Ôn tập các nội dung lí thuyết về phép lập luận chứng minh, cách xây dựng luận điểm, luận cứ và lập luận. Các bước làm một bài viết hoàn chỉnh.
- Làm một bài văn lập luận chứng minh hoàn chỉnh đảm bảo tính liên kết và mạch lạc có bố cục hoàn chỉnh. 
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, xây dựng luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng và lập luận chặt chẽ đáp ứng đúng yêu cầu của đề.
- Xây dựng đoạn, bố cục một bài viết hoàn chỉnh.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc làm bài, cố gắng hoàn thành bài làm. Luận điểm, lập luận chính xác và đúng đắn. 
*Các nội dung tích hợp trong đề KT:
-Tích hợp GDBVMT: môi trường thiên nhiên, môi trường tình cảm.
-Tích hợp GDKNS qua đề KT: sống có ích, sống đẹp giữ cho môi trường luôn sạch đẹp
chống ô nhiễm; quan tâm tới mọi người, hướng mọi người vào các hoạt động lành mạnh
bổ ích và có ý nghĩa lâu dài.
*Định hướng PTNL: phát triển NL tư duy ngôn ngữ, khả năng thực hành tạo lập VB,
làm bài độc lập...
II/HÌNH THỨC KIỂM TRA
Làm bài tự luận trong thời gian 90 phút trên lớp (2 tiết).
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HĐ1. 
1. Ổn định, KT sĩ số
 2. Kiểm tra 
GV ghi đề bài: HS chọn một trong hai đề để làm bài:
NỘI DUNG
ĐIỂM
I/Yêu cầu về kĩ năng chung cho hai đề
Biết cách làm một bài văn về nghị luận chứng minh: xác định được đối tượng cần nghị luận theo yêu cầu đề. Dẫn dắt vấn đề nghị luận và nghị luận, rút ra kết luận.
Xây dựng đoạn, liên kết các đoạn tạo thành một bài viết hoàn chỉnh, đảm bảo sự liên kết về nội dung và hình thức; biết đặt nhan đề cho bài làm. Hạn chế sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
1 điểm
II/Yêu cầu về kiến thức chung cho kiểu bài
Xác lập được luận điểm dựa trên yêu cầu của đề nghị luận. 
Tìm luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) tiêu biểu, xác thực; lí lẽ đưa ra phù hợp với dẫn chứng và luận điểm trong bài.
Đảm bảo một trình tự lập luận phù hợp, linh hoạt.
 9 điểm
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
1.Mở bài
Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. 
Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
2. Thân bài:
Luận cứ:
Lí lẽ:
Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập...(liên hệ với từ "học hỏi", "học hành"...)
Lí lẽ 2: Kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...cần phải ra sức học tập.
Dẫn chứng:
Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: VD Trần Minh (Tìm những giai thoại, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên hoặc các nhân vật gần gũi trong trường lớp...mà các em biết).
Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...
Dẫn chứng 4: Dẫn chứng từ thơ văn. (liên hệ ca dao tục ngữ đã học mà em biết)
3. Kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa lâu dài của việc học tập đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.
1.5
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
1.5
Đề 2: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
1. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; tính cấp bách , sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống hiện nay.
-Sự quan tâm của toàn XH đối với việc bảo vệ môi trường.
2. Thân bài:
- Môi trường sống là gì? (Những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)
- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)
- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
+ Rác thải công nghiệp (từ nhà máy), rác sinh hoạt từ gia đình, y tế...làm ô nhiễm không khí, đốt rác thải làm thủng tầng ô-zôn, rác thải làm xói mòn đất...
- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
3. Kết bài:
- Bài học rút ra cho mỗi cá nhân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.5
1.0
2.0
2.0
1.0
1.5
3. Thu bài nhận xét giờ kiểm tra 
HĐ 2. Hoạt động nối tiếp
 4/Dặn dò:
-Chuẩn bị bài : đọc, soạn bài Ý nghĩa văn chương của tác giả Hoài Thanh. Tìm hiểu về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với đời sống. 
-Liên hệ đến các tác phẩm đã học để thầy rõ giá trị của các tác phẩm văn chương mang đến cho đời sống. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM
 Thanh Bình, ngày 15 tháng 02 năm 2016
 BGH duyệt	TCM duyệt	 Người ra đề
 Bùi Đức Chình
1.Mở bài:
-Tình hình chung về môi trường hiện nay.
- Hiện tượng phổ biến là xả thải rác bừa bãi nơi công cộng, gia đình.
- Hiện tượng đó đáng phê phán ở những người thiếu ý thức.
2.Thân bài: 
- Rác thải là gì? Chất thải/rác thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra môi trường.
- Những biểu hiện của vứt rác : nơi công cộng, trường học, nơi ở...
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan: thiếu ý thức, chỉ biết sạch cho bản thân, gia đình, không thấy được tác hại lâu dài của rác thải
+ Khách quan: không có thùng rác ở nơi công cộng, hoặc bố trí ít thùng rác nơi công cộng.
- Tác hại:
+ Cảnh quan (mĩ quan môi trường).
+ Môi trường xuống cấp.
+ Sức khỏe bị ảnh hưởng.
+Gây khó khăn cho việc vệ sinh (những người lao công vất vả dọn dẹp).
- Giải pháp: bố trí đặt thùng rác, giáo dục tuyên truyền, ý thức phân loại rác thải tại nguồn. Những cá nhân, tổ chức cố ý vi phạm sẽ xử lí, phạt hành chính...
*Có liên hệ thực tế và phân tích vấn đề.
3. Kết bài: 
-Khẳng định xả thải rác bừa bãi là hiện tượng, biểu hiện xấu cần phải lên án và phê phán.
-Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 
-Đưa ra lời khuyên...
-Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBÀI VIẾT SỐ 5.V7.1516.docx