Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn: Vật lý - Lớp 12

docx 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn: Vật lý - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 môn: Vật lý - Lớp 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 12
Câu 1. Cho mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u = U2cosωt, tần số góc biến đổi. Khi ω = ωL = 200π (rad/s) thì UL đạt cực đại, khi ω = ωC = 50π (rad/s) thì UC đạt cực đại. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở cực đại thì ω = ωR bằng?
150π (rad/s) 	B. 250π (rad/s) 	C. 100π (rad/s) 	D. 300π (rad/s).
Câu 2. Nếu chiếu một chum tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì.
Tấm kẽm mất dần điện tích dương
Tấm kẽm mất dần điện tích âm
Tấm kẽm trung hòa về điện
Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
Câu 3: Làm thí nghiệm giao thoa về sóng dừng trên sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, với tần số thay đổi được, ngươi ta thấy khi tần số trên sợi dây là f1= 45Hz thì trên sợi dây có hiện tượng sóng dừng. Khi tang dần tần sớ của nguồn sóng, người ta thấy khi tần số là f2= 54Hz, thì trên sợi dây mới lại xuất hiện sóng dừng. Cho biết tốc độ truyền sóng trên sợi dây không đổi. Tần số của nguồn nhỏ nhất để trên dây bắt đầu có sóng dừng là:
9Hz 	B. 36Hz	C. 27Hz	D. 18Hz
Câu 4: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sang, S1S2= a = 0,5mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 2m. Bước sóng ánh sang là 5.10-4 mm. Điểm M trên màn cách vân ánh sang trung tâm 9mm là:
Vân sáng bậc 3	B. vân sáng bậc 4 	C. vân tối thứ 4	D. vân tối thứ 5.
Câu 5: Một sóng dừng trên dây có bước sóng λ và N là một nút sóng. Hai điểm M1, M2 nằm về hai phía của N và có vị trí cân bằng cách N những đoạn lần lượt là λ8 và λ12. Ở cùng một thời điểm mà hai phần tử tại đó có li độ khác 0 thì tỉ số giữa li độ của M1 so với M2 là:
-1√3	B.2	C. - 2	D. 1√3
Câu 6: Sử dụng công thức về bán kính hạt nhân R = 1,23.10-15A1/3 m. Bán kính hạt nhân 82206Pb lớn hớn bán kính hạt nhân 1327Albao nhiêu lần?
	A. 2,5 lần	B. 1,5 lần 	C. 3 lần 	D. 2 lần
Câu 7: Tại điểm S trên mặt nước yên tính có nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 48 Hz đến 62 Hz. Tần số dao động của nguồn là:
60 Hz	B. 64 Hz	C. 48Hz 	D. 56 Hz
Câu 8: Một con lắc đơn gồm day treo nhẹ, không dãn dài 1m gắn một đầu với vật có khối lượng m. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Treo con lắc đớn trên vào một giá cố định trong trường trọng lực. Người ta kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng để dây treo lệch góc 0,02 rad về bên phải, rồi truyền cho vật một vận tốc 4π (cm/s) về bên trái cho vật dao động điều hòa. Chọn hệ quy chiếu có gốc ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng sang trái, thời điểm ban đầu là lúc vật qua vị trí cân bằng lần đầu. Phương trình li độ của vật là: 
s = 25cosπt-π2(cm)	B. s = 25cosπt+π2(cm)
C. s = 2cosπt+π2(cm)	D. s = 2cosπt-π2(cm)
Câu 9: Điện áp xoay chiều u = 1002cosωt(V) (có ω thay đổi được từ 100π (rad/s) đến 200π (rad/s) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn thuần cảm. Cho biết R = 300Ω; L = 1π (H) và C = 10-4π (F). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng là: 
100V; 50V 	B. 50V; 1003V	C. 4003√5V	; 1003V 	D. 502V; 50V
Câu 10. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng:
Cộng hưởng từ 	B. tự cảm 	C. từ hóa 	D. cảm ứng từ
Câu 11. Ba mạch dao động điện từ lí tưởng gồm các tụ điện giống hệt nhau, các cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm là L1, L2 và L1 nối tiếp vs L2. Tần số của mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là 1MHz và 0,75 MHz, tốc độ ánh sáng truyền trong chân không là c = 3.108 m/s. Bước sóng mà mạch thứ ba bắt được là:
300m 	B. 700m 	C. 500m	D. 400m
Câu 12. Một máy phát điện xoay chiều có điện trở không đáng kể. Nối hai cực của máy với tụ điện C. Khi rôto quay với tốc độ n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng là I. Khi rôto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua tụ điện là:
I 	B. 9I	C. 3I	D. 36I
Câu 13. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ A, chu kì dao động là 0,5 s. Khối lượng của vật 400g. Gía trị lớn nhất của lực đàn hồi tác dụng lên vậtlà 6,56 N. Cho g = 10m/s2 = π2 (m/s2). Biên độ dao động A bằng.
4 cm 	B. 3 cm	C. 5 cm 	D. 2 cm
Câu 14. Êlectron trong nguyên tử hidrô chuyển từ quỹ đạo dừng ứng với mức năng lượng lớn về quỹ đạo dừng ứng với mức năng luọng nhỏ hơn thì vận tốc electron tang lên 4 lần. Êlectron đã chuyển từ quỹ đạo:
N về L. 	B. N về K. 	C. N về M 	D. M về L.
Câu 15. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
Mỗi chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.
Giảm điện trở của kim loại khi được chiêu sáng.
Giảm điện tở suất của mỗi chất bán dẫn khi được chiếu sáng.
Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.
Câu 16. Một nguồn điểm S phát sóng âm dầng hướng ra không gian, ba điểm S, A, B nằm trên một phương truyển sóng ( A, B cùng phía so với S và AB = 100m). Điểm M là trung điểm AB và cách S 70m có mức cường độ âm 40dB. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s và cho rằng môi trường không hấp thụ âm. Năng lượng của sóng âm trong khoảng không gian giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S qua A và B là:
181 mJ	B. 181 μJ	C. 207,9 mJ	D. 207 μJ	
Câu 17. Đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, có R = 100Ω, C có giá trị xác định, độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi,tần sô 50Hz. Khi L = L1 và L = L2 = 0,5L1 thì công xuất tiêu thụ trên đoạn mạch là như nhau nhưng cường độ dòng điện vuông pha nhau. Giá trị L1 và điện dung C lần lượt là:
1π (H); 10-43π F	B. 4π (H); 10-43π F	C. 2π (H); 3.10-4π F	D.14π (H); 3.10-4π F
Câu 18. Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường đằng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm A, mức cường độ âm LA = 40dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 4 lần nhưng tần số không đổi thì mức cường độ âm tại A là: 
52 dB	B. 160 dB 	C. 67 dB 	D. 46 dB
Câu 19. Khi nói về dao động điều hòa của con lắc đơn gồm sợi dây mảnh không dãn và vật nhỏ, câu nào dưới đây sai ?
Lực căng của sợi dây có độ lớn nhỏ nhất khi vật nhỏ ở vị trí cao nhất
Tại một nơi nhất định, chu kì dao động của con lắc chỉ phụ thuộc chiều dài sợi dây
Khi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật nhỏ có độ lớn lớn nhất
Khi đưa con lắc lên cao thì chu kì của nó giảm vì gia tốc trọng trường giảm.
Câu 20. Điện áp xoay chiều ở phòng thực hành có giá trị hiệu dụng 24V, tần số 50Hz. Một học sinh cần phải quấn một máy biến áp để từ điện áp nói trên tạo ra được điện áp hiệu dụng bằng 12V ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở. Sau khi quấn máy một thời gian, học sinh này quên mất số vòng dây của các cuộn dây. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cầu, học sinh này đã nối cuộn sơ cấp của máy với điện áp của phòng thực hành, sau đó dùng vô kế có điện trở rất lớn để đo điện áp ở cuộn thứ cấp để hở. Ban đầu kết quả đo được là 8,4 V. Sauk hi quấn thêm 55 vòng dây vào cuộn thứ cấp thì kết quả đo được là 15 V. Bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp. Để tạo ra được máy biến áp theo đúng yêu cấu, học dinh này cần phải tiếp tục giảm bao nhiêu vòng dây của cuộn thứ cấp ?
25 vòng 	B. 40 vòng 	C. 20 vòng 	D.15 vòng
Câu 21. Bức xạ ( hay tia) tử ngoại là bức xạ
Có bước sóng từ 760nm đến 2nm.
Không màu, ở ngoài đầu tím của quang phổ.
Có bước sóng từ 380nm đến vài nanômét.
Đơn sắc, có màu tím xám.
Câu 22. Đặt điện áp xoay chiều u = 1002 cos2πft+ π2 (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0 = 12π (H) mắc nối tiếp với một hộp đen X. Hộp này có hai trong ba phần tử ( R, L, C) mắc nối tiếp. Nếu tần số bằng 60Hz thì cường độ dòng điện tức thời cùng pha với điện áp u và có giá trị hiệu dụng 2 A. Các phần tử trong hộp X là:
Điện trở thuần 50Ω và tụ điện có dung kháng 60Ω.
Cuộn cảm thuần có cảm kháng 120Ω và tụ điện dung có dung kháng 60Ω.
Điện trở thuần 50Ω và cuộn cảm thuần có cảm kháng 60Ω.
Điện trở thuần 50√2 Ω và cuộn cảm thuần có cảm kháng là 120Ω.
Câu 23. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh D = 2m. Nguồn S phát ánh sang trắng có bước sóng từ 0,38μm đến 0,76 μm. Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc ba và bậc bốn có bề rộng là:
1,52 mm 	B. 0,76 mm 	C. 0 	D. 0,38 mm.
Câu 24. Trong dao động điều hòa có con lắc lò xo. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng theo li độ có dạng là:
Hình sin	B. cung parabol	C. đường elip. 	D. đoạn thẳng.
Câu 25. Một khung dây có 100 vòng dây quấn nối tiếp quay trong từ trường đều, hai đầu dây được nối với điện trở thuần có điện trở 8 Ω. Bỏ qua điện trở của các vòng dây. Từ thông qua mỗi vòng dây là ∅= 10-4π cos 100πt+π3 (Wb). Biểu thức cường độ dòng điện qua điện trở là:
i = -12,5sin 100πt+π6 (A)	B. i = -12,5sin 100πt+π3 (A)
C. i = 12,5sin 100πt+π6 (A)	D. i = 12,5sin 100πt+π3 (A).
Câu 26. Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai? 
Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lức cưỡng bức.
Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của ngoại lức cưỡng bức.
Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Câu 27. Đối với đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, biết rằng điện trở thuần R, cảm kháng ZL và dung kháng ZC luôn khác 0, phát biểu nào sau đây sai ?
Tổng trở của đoạn mạch có thể nhỏ hơn cảm kháng ZL.
Khi cộng hưởng tổng trở của đoạn mạch đạt giá trị nhỏ nhất là R.
Tổng trở của đoạn mạch không thể nào nhỏ hơn điện trở thuần R.
Tổng trở của đoạn mạch không thể nào nhỏ dung kháng ZC
Câu 28. Công suất truyền đi của một trạm phát điện là 200 kW. Hiệu các số chỉ của công tiw điện ở trạm phát và ở nơi thu sau một ngày đêm lệch nhau thêm 480 kW.h. Hiệu suất tải điện là:
95%. 	B. 70%. 	C. 90%. 	D. 80%.
Câu 29. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp uA = 3cos(20πt). uB = 3cos20πt+ π2 (mm). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng là 30cm/s, khoảng cách giữa hai nguồn là 20cm. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B là hai tiêu điểm, biết AM1 – BM1 = 3cm và AM2 – BM2 = 4,5cm. Tại thời điểm t nào đo li độ của điểm M1 là 2,5 mm thì li độ của điểm M2 là:
-1 cm 	B. -2,5 cm 	C. 2,5 cm 	D. 3cm
Câu 30. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ dao động là A. Gọi τ1, τ2 lần lượt là khoảng thời gian ngắn nhất và khoảng thời gian dài nhất để vật đi hết quãng đường 3A. Tỉ số τ1τ2 bằng:
158	B. 45 	C. 512	D. 54
Câu 31. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện từ trường ?
Điện trường và từ trường đều có thể tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau.
Mỗi biến thiên của điện trường theo thờigian đều làm xuất hiện một từ trường xoáy.
Êlectron dao động điều hòa là nguồn tạo ra điện từ trường biến thiên.
Mỗi biến thiên theo thời gian của từ trường đều làm xuất hiện một điện trường xoáy.
Câu 32. Một đoạn mạch xoay chiều gồm một cuộn không thuần cảm mắc nối tiếp với một tụ điện. Độ lệch pha giữa điện áp trên cuộn dây với dòng điện qua mạch là π3 . Đo điện áp hiệu dụng UC trên tụ điện và Ud trên cuộn dây người ta thấy giá trị UC = 3 Ud. Hệ số công suất trên đoạn mạch là:
2	B. 0,87. 	C. 0,5. 	D. 0,25
Câu 33. Khi sóng ánh sang truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì:
Cả tần số và bước sóng đều thay đổi,
Cả tần số và bước sóng đều không đổi,
Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi.
Tần số không đổi nhưng bước sóng thay đổi.
Câu 34. Khi xảy ra hiện tượng quang điện đối với một kim loại. Số electron quang điện băn sra khỏi bề mặt kim loại trong một giây sẽ tang khi:
Bước sóng ánh sáng tới tang	B. tần số ánh sáng tới tang
C. cường độ ánh sáng tới tang. 	D. năng lượng của phôtôn tăng
Câu 35. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng tích điện q = 20 μC và lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Khi vật đnag nằm cân bằng trên mặt bàn nhẵn cách điện thì xuất hiện tức thời một điện trường đều trong không gian bao quanh có hướng theo trục lò xo. Sau đó con lắc dao động trên một đoạn thẳng dài 4cm. Độ lớn cường độ điện trường E là:
1,5.104 V/m	B. 2,5.104 V/m.	C. 104 V/m. 	D. 2.104 V/m
Câu 36. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta đặt màn quan sát cách hai khe một khoảng D thì vẫn là 1 mm; khi tịnh tiến màn xa hai khe thêm một khoảng ∆D thì khoảng vân là 2i; khi tịnh tiến màn quan sát lại gần hai khe thêm một khoảng ∆D thì khoảng vân là I; khi tịnh tiến màn xa hai khe thêmmột khoảng 6∆D thì khoảng vân là ?
3 mm 	B. 4 mm 	C. 1,5 mm 	D 2 mm.
Câu 37. Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân bia đang đứng yên gây ra phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau báy ra cùng động năng và theo các hướng lập với nhau một góc 1200. Biết số khối của hạt nhân bia lớn hơn 3. Kết luận nào sau đây đúng ?
Phản ứng trên là phản ứng tỏa năng lượng
Năng lượng trao đổi của phản ứng trên bằng 0.
Không đủ dữ kiện để kết luận.
Phản ứng trên là phản ứng thu năng lượng.
Câu 38. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ lien tục?
Quang phổ liên tục do các vật rắn, nóng hoặc có khí có tit khối lớn hơn khi bị nung nóng phát ra.
Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Câu 39. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơn-ghen là 30 kW. Coi tốc độ ban đầu của chum electron phát ra từ catôt bằng 0 ( bỏ qua mọi mất mát năng lượng), biết h = 6,625.10-34J.s; e = 1,6.10-19 C. Tần số lớn nhất của tia Rơn-ghen mà ống đó có thể phát ra là:
7,25.1018 Hz	B. 6.1015 Hz	C. 6.1018 Hz	D. 7,25.1016 Hz
Câu 40. Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62 μm. Chiếu vào chất quang dẫn đó lần lượt các chum bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014 Hz, f2 = 5.1013 Hz , f3 = 6,5.1013 Hz, f4 = 6.1014 Hz, thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với.
Chùm bức xạ có tần số f1	B. Chùm bức xạ có tần số f2
C. Chùm bức xạ có tần số f3	D. Chùm bức xạ có tần số f4
Câu 41. Xét dao động tổng hợp của hai dao động thành phần có cùng phương và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc:
Biên độ của dao động thành phần thứ nhất 
Độ lệch pha của hai dao động thành phần
Tần số chung của hai dao đọng thành phần.
Biên độ của dao động thành phần thứ hai.
Câu 42. Năng lượng ion hóa của nguyên tử hyđrô ở trạng thái cơ bản là năng lượng.
En khi n lớn vô cùng.
Cực đại của photon phát ra thuộc dãy Lai-man.
Của nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
Của photon có bước sóng ngắn nhất trong dãy Pa-sen.
Câu 43. Trong đoạn mạch xoay chiều gồm phần tử X nối tiếp với phần tử Y. Biết X, Y là một trong ba phần tử R, L, C và cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điẹn áp u = U6cos100πt (V) thì điện áp hiệu dụng trên X và Y là Ux = U2, Uy = U.X và Y là các phần tử
C và R	B. cuộn dây có điện trở và R.
C. cuộn dây có điện trở và C 	D. cuộn dây không có điện trở và C
Câu 44. Biết 235U có thể bị phân hạch theo phản ứng sau: 01n+ 92235U→ 53139I+ 3994Y+301n . Khối lượng của hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332 u; mn = 1,0087 u; m1 = 138,8970 u; mY 93,89014 u; 1uc2 = 931,5 MeV. Nếu có một lượng hạt nhân 235U đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt 235U phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtron là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma.Năng lượng tỏa ra sau 3 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả ohân hạch kích thích ban đầu) là:
5,27.1012 MeV	B. .1,23.1013 MeV	C. 11,08. 1012MeV.	D. 175,85 MeV
Câu 45. Trong 15,9949 gam 816O có số hạt proton bằng:
	A. 14,45.1024	B. 4,82.1024	C. 6,023.1023	D. 96,34.1023
Câu 46. Nguồn phóng xạ X có chu kì bán ra là T. Tại thời điểm t1 độ phóng xạ của một nguồn là 2,4.106 Bq, tại thời điểm t2 độ phóng xạ của một nguồn đó là 8.105 Bq. Số hạt nhân bị phân rã từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 là 13,85.108. Chu kì bán rã của nguồn phóng xạ X là:
10 phút	B. 16 phút	C. 12 phút 	D. 15 phút
Câu 47. Để xác định lượng máu trong bệnh nhân , người ta tiêm vào máu bệnh nhân một lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ 24Na (chu kì bán rã là 15 giờ) có độ phóng xạ 2μCi. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/phút. Thể tích máu của người đó khoảng ?
6,25 lít. 	B. 5,54 lít	C.5,52 lít. 	D. 6,00 lít.
Câu 48. Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm có biến trở R, tụ điện có dung kháng 803 Ω, cuộn cảm có điện trở 30 Ω và cảm kháng 503 Ω mắc nối tiếp. Khi điều chỉnh trị số của biến trở R để công suất tiêu thụ trên biến trở cực đại thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng:
37	B. 12	C. 27	D. 32
Câu 49. Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng có hau nguồn phát dao động điều hòa theo phương trinh u1 = 2cos50πt- π2 (mm) và u2 = 2cos50πt+ π2 (mm). Biết AB = 12 cm và tốc đọ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 75 cm/s. Số điểm dao động có biên độ cực đại trên đường tròn đường kính AB là:
8	B. 10	C. 18 	D. 16
Câu 50. Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t1 có giá trị u1 = 606 V và i1 = 2 A; tại thời điểm t2 có giá trị u2 = 602 V và i2 = 6 A, biết tại t = 0 thì u = 0 và I đạt cực đại. Độ tự cảm L = 0,6π (H). Biểu thức điện áp giữa hai đầu tụ điện cảu mạch dao động là:
u = 1202cos100πt- π2 (V). 	B. u = 2202cos100πt+ π2 (V).
C. u = 2202cos100πt- π2 (V).	D. u = 1202cos100πt+ π2 (V).

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_THPT_QUOC_GIA_mon_Vat_Ly_12.docx