Đề thi số 1 : Môn Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao phát đề )

doc 22 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi số 1 : Môn Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao phát đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi số 1 : Môn Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao phát đề )
Bộ đề ôn thi vào lớp 10 PTTH
Bộ GD-ĐT
Sở GD- ĐT Vĩnh Phúc
Phần thứ nhất : Bộ đề các tỉnh
 Đề thi số 1 : Môn Ngữ văn 9 
 Thời gian 12o phút ( Không kể thời gian giao phát đề )
 A . Phần trắc nghiệm ( 4 điểm mỗi câu đúng được 0,25 điểm ) :Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập từ 1 đến 16 bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
 “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước dội lên trong tâm trí ông. 
 “ Hay là quay về làng ?”
 Vừa chớm nghĩ như vậy , lập tức ông lão phản đối ngay . Về làm gì cái làng ấy nữa . Chúng nó theo Tây cả rồi . Về làng tức là bỏ kháng chiến . Bỏ cụ Hồ...
 Nước mắt ông giàn ra . Về tức là chịu quay lại làm việc cho thằng Tây . Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra hống hách ở trong cái đình . Và cái đình lại như của riêng chúng nó , lại thâm nghiêm ghê gớm , chứa toàn những sự ức hiếp ,đè nén . Ngày ngày chúng dong ra , dong vào , đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy . Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào , rồi cắm đầu xuống mà lủi đi . Anh nào ho he , hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cắt phần ruộng ,truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng...
 Ông Hai nghĩ rợn cả người . Cả cuộc đời đen tối , lầm than cứ nổi lên trong ý nghĩ ông . Ông không thể về cái làng ấy được nữa . Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ?
Không thể được! Làng thì yêu thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
 ( Trích Ngữ văn9 _ Tập I)
1 . Phần trích trên được trích từ tác phẩm nào ?
 A . Lặng lẽ Sa Pa	C . Chiếc lược ngà
 B . Làng 	D . Cố hương
2 . Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
 A . Tự sự C . Miêu tả 	
 B . Lập luận D . Biểu cảm
3 . Văn bản trên thuộc thể loại nào?
 A . Hồi ký	C . Tiểu thuyết 
 B . Phóng sự 	D . Truyện ngắn
4 . Văn bản có phần trích trên viết vào thời kỳ nào?
 A . thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
 B . Kháng chiến chống Pháp thắng lợi
 C . Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ
 D . Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng
5 . Người kể trong phần trích là ai ?
 A . Ông Hai	C . Mụ chủ nhà 
 B . Người đàn bà tản cư	D . Tác giả ( Kim Lân)
6. Người kể chuyện xuất hiện như thế nào ?
 A . Không xuất hiện B . Xuất hiện trực tiếp C . Xuất hiện gián tiếp
7. Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?
 A . Bao quất được các đối tượng	C . Giữ được thái độ khách quan
 B . Tạo ra cái nhìn nhiều chều	D . Cả ba nội dung trên
8 . Dòng nào giải thích đúng nhất cho cụm từ “ Khố rách áo ôm” ?
 A . Tỏ ra thấp kém về bản lĩnh và nhân cách
 B . Thấp kém và nhỏ bé đến mức không đáng kể
 C . Nghèo và ở trong cảnh khó khăn , thiếu thốn 
 D . Chỉ hạng người cùng khổ với ý coi khinh theo quan điểm của các tầng lớp trong xã hội cũ
9 . Câu văn : “ Hay là quay về làng” thuộc loại câu nào dưới đây ?
 A . Câu trần thuật	C . Câu cảm thán
 B . Câu nghi vấn	D . Câu cầu khiến
10 . Các câu văn : “ Về làng tức là bỏ kháng chiến . Bỏ cụ Hồ” thuộc loại câu nào ?
 A . Câu rút gọn	C . Câu ghép chính phụ
 B . Câu đặc biệt	D . Câu ghép đẳng lập
11 . Trong câu văn , phần “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...” là thành phần nào ?
 A . ý dẫn trực tiếp C . Lời dẫn gián tiếp 
 B . ý dẫn gián tiếp D . Lời dẫn trực tiếp
12 . Cụm từ “ Lại như của riêng chúng nó” trong câu “ Và cái đình lại như của riêng chúng nó , lại thâm nghiêm ghê gớm , chứa toàn những sự ức hiếp , đè nén” thuộc thành phần nào ?
 A . Thành phần gọi đáp C . Thành phần tình thái	
 B . Thành phần phụ chú D . Thành phần cảm thán
13 . Dấu chấm lửng (...) trong câu văn “ Anh nào ho he , hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách hại , cắt phần ruộng , truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng” dùng để:
 A . Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ
 B . Tỏ ý còn nhiều sự việc ,hiện tượng chưa liệt kê hết
 C . Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng
 D . Giãn nhịp điệu câu văn 
14 . Phần trích “ Hay là quay về làng?
	Vừa chớm nghĩ như thế ông phản đối ngay” sử dụng phép liên kết nào dưới đây ?
 A . Phép nối C . Phép lặp từ ngữ
 B . Phép thế D . không sử dụng phứp liên kết
15 . Các cụm từ “ Cắt phâng ruộng , truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng” thuộc lọaị nào dưới đây ?
 A . Tính từ B . động từ C . Ngữ tính từ D . Ngữ động từ
16 . Câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của tác phẩm?
 A . Về làm gì cái làng ấy nữa C . Ông Hai nghĩ rợn cả người	
 B . Nước mắt ông giàn ra D . Làng thì yuê thật , nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù
 B . Phần tự luận : 6 điểm . Thí sinh chọn một trong hai đề sâu
 1 . Đề thứ nhất : Phân tích nét nổi bật trong tính cách của nhân vật ông Hai qua tác phẩm “ Làng” của Kim Lân
 2 . Đề thứ hai : Qua đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” , Nguyễn Du đã khắc họa thành công bức chân dung tươi đẹp và tài năng của Thúy Kiều.
 Em hãy viết bài văn nghị luận để làm rõ vấn đề trên.
Bộ GD-ĐT	Đề thi số 2: Môn Ngữ văn 9
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh	Thời gian : 120 phút không kể thời gian giao đề
A
. Phần trắc nghiệm : ( 12 câu , mỗi câu0,25 điểm . Tổng điểm : 3,0 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
 “ Chúng ta nhận rõ cái kỳ diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha , mà bị tù chung thân trong cuộc đời u tối , vất vả . Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước , suốt đời đầu tắt mặt tối , sống tối tăm , vậy mà biến đổi khác hẳn , khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao , khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo . Câu ca dao tự bao đời truyền lại , đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng , lay động những tình cảm , ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo , những nhân vật ra trò , những lời nói , những câu hát , làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt . Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống . Lời gửi của văn nghệ là sự sống”
 ( Ngữ văn 9 - Tập II)
 1 . đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
 A . Bàn về đọc sách C . Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới 
 B . Tiếng nói văn nghệ D . Phong cách Hồ Chí Minh
2 . đoạn văn trên là của tác giả nào ?
 A . Chu Quang Tiềm C . Vũ Khoan
 B . Nguyễn Đình Thi	 D . Lê Anh Trà
3 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
 A . Biểu cảm C . Tự sự
 B . Miêu tả D . Nghị luận
4 . Dòng nào sau đây khái quát được nội dung chính của đoạn văn ?
 A . Nói về cuộc sống khắc khổ của người đàn bà nhà quê
 B . Tác phẩm văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày
 C . Văn nghệ giúp con người vui lên
 D . Văn nghệ giúp con người sóng đầy đủ hơn
5 . Đoạn văn sử dụng phương thức chuyển nghĩa nào ?
 A . ẩn dụ C . Nhân hoá
 B . So sánh D . Nói quá
6 . Việc lặp từ “ Văn nghệ” tromg “ Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống . Lời gửi của văn nghệ là sự sống” thuộc phép liên kết nào ?
 A . Phép lặp từ ngữ C . Phép nối
 B . Phép thế D . Phép dùng từ gần nghĩa
7 . Đoạn văn trên tác giả triển khai theo phép lập luận nào ? 
 A . Diễn dịch C . Móc xích
 B . Quy nạp D . Tổng phân hợp
8 . Từ “ chung thân” trong đoạn trich được hiểu như thế nào ?
 A . Người bị án hình sự , mức án “ Chung thân”
 B . Những người bị trói chặt trong cuộc sống cơ cực , u tối
 C . Sống chung
9 . Xét theo cấu tạo , câu “ Và ánh đèn buổi chèo , những nhân vật ra trò , những lời nói , những câu hát , làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt” là loại câu nào ?
 A . Câu đơn C . Câu đặc biệt
 B . Câu ghép D . Câu rút gọn
10 . Từ “ Và” trong câu “ Và ánh đèn buổi chèo , những nhân vật ra trò , những lời nói , những câu hát , làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt” là từ kết nối trong đoạn văn chỉ kiểu quan hệ nào ?
 A . Quan hệ bổ sung C . Quan hệ nguyên nhân
 B . Quan hệ thời gian D . Quan hệ nghịch đối
11 . Từ nào không phải là từ Hán Việt ?
 A . Cơ quan C . Cuộc đời 
 B . Chung thân D . Văn nghệ
12 . “ Những câu hát” Là
 A . Cụm động từ C . Cụm tình từ
 B . Cụm danh từ D . Câu đơn
B . Phần tự luận ( 7điểm )
 Đề bài:
 “ ... Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ
 Ta làm một nhành hoa Lặng lẽ dâng cho đời
 Ta nhập vào hoà ca Dù là tuổi hai mươi
 Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc...”
 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải , Ngứ văn 9 - Tập II )
 Phân tích hai khổ thơ trên để thấy suy nghĩ , ước nguyện chân thành của nhà thơ khi được cống hiến cho đất nước .
 bộ gdvà đt	 đề thi số 3 : môn ngữ văn 9
sở gdvà đt thành phố hồ chí minh Thời gian 120 phút( không kể thời gian phát đề)
 A . Phần trắc nghiệm : 3 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng được o,25 điểm)
 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( Từ câu1 đến câu9 ) bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
 “ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười . Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được , nên anh phải cười vậy thôi . Bữa sau , đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn . Mẹ nó dăn ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho . Nó không nói không rằng , cứ lui cui dưới bếp . Nghe nồi cơm sôi , nó giở nắp , lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to , nhắm không thể bắc xuống để chắt nước được , đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu . Tôi nghĩ thầm , con bé đang bị dồn vào thế bí , chắc nó phải gọi ba thôi . Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên :
 - Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái ! Nó cũng lại nói trổng
 Tôi lên tiếng mở đường cho nó
 - Cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con” , phải nói vậy.
 Nó như không đẻ ý đến câu nói của tôi , nó lại kêu lên :
 - Cơm sôi rồi , nhão bây giờ!
 anh Sáu cứ ngồi im . Tôi doạ nó:
 - Cơm mà nhão ,má cháu về thế nào cũng bị đòn . Sao cháu không gọi ba cháu . Cháu nói một tiếng “ ba” không được sao?
 ( Sách ngữ văn 9 - TậpI NXBGD 2003,trang 189)
Câu 1 . Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
 A . Làng C . Lặng lẽ Sa Pa
 B . Chiếc lược ngà D . Mùa cá bột
Câu 2 . Tác giả đoạn văn trên là ai?
 A . Kim Lân C . Nguyễn Thành Long
 B . Nguyễn Quang Sáng D . Nguyễn Minh Châu
Câu 3 . Đoạn văn trên được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ? 
 A . Ông Sáu C . Người bạn ông Sáu
 B . Một người hàng xóm D . Người kể giấu mặt
Câu 4 . Cách chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác dụng : 
 A . Giúp cho người kể bày tỏ cảm xúc , suy nghĩ , ý kiến bình luận
 B . Làm cho cốt truyện được chặt chẽ , hợp lí hơn
 C . Tạo nên nhiều yếu tố bất ngờ trong truyện
 D . Gây được hứng thú cho người đọc
Câu 5 . Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn ?
 A . Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha 
 B . Bé Thu không chịu nhờ ông Sáu chắt giúp nước nồi cơm to đang sôi
 C . Tâm trạng đau buồn của ông Sáu
 D . Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Câu 6 > Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
 A . Miêu tả C . Biểu cảm
 B . Lập luận D . Tự sự
Câu 7 . Câu nào dưới đây có chứa hàm ý ?
 A . Cơm sôi rồi , chắt nước giùm cái C . Sao cháu không gọi ba cháu
 B . Cơm mà nhão má về thế nào cũng bị đòn D . Cơm sôi rồi nhão bây giờ
Câu 8 . Từ ngữ “ có lẽ” trong câu “ có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh đành cười vậy thôi” dùng để
 A . Thái độ của người nói đối với sự việc trong câu
 B . Diễn đạt sự việc
 C . Thể hiện tình cảm của người nói 
 D . Bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói
Câu 9 . Dòng nào sau đây giải thích đúng nhất cho từ “ lui cui” ?
 A . Loay hoay , tất cả vì một công việc nào đó
 B . Bận rộn , lo lắng cho ciing việc
 C . Chăm chú , luôn tay làm một việc nào đó
 D . Cần mẫn , chăm chỉ làm việc
Câu10 . Phép thế thường sử dụng các từ nào sâu đây để làm yế tố thay thế ? 
 A . đây , đó , kia , thế , vậy C . điều đó , tóm lại , tế , vậy
 B . cái này , việc ấy , đó , vì vậy D . nếu thế , việc ấy , cái này , điều đó
Câu 11 . Từ “hắn” trong đoạn trích sau : “Tôi sắp giới thiệu cho bác một người cô dộc nhất thế gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn” (Nguyễn Thành Long) thay cho từ ngữ nào ?
 A . Người cô độc nhất thế gian C . Một trong những người cô độc
 B . Một trong những người cô độc nhất thế gian D . Người cô độc
Câu 12 . Kể tên các tác phẩm ca ngợi tình mẹ con trong chương trình ngữ văn 9
 A . Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , Nói với con
 B . Chiều sông thương , Con cò
 C . Con cò , Mây và sóng
 D . Con cò , Nói với con
B . Phần II Tự luận : 7 điểm
 Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1 : Suy nghĩ của em về trách nhiệm , bổn phận của người làm con đối với cha mẹ từ bài ca dao
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn cháy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha 
 Cho tròn chứ hiếu mới là đạo con
Đề 2 : Cảm nhận của em về ý nghĩa lời ru và tình mẹ trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên
 ...............................................................................................................................................................................
bộ giáo dục và đào tạo đề thi số 4 : môn ngữ văn 9
sở gdvà đt quảng ngãi thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao phát đề)
I . Trắc nghiệm :( 0,35 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất
 “ Cái mạnh của con người Việt Namkhông chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giớiđều thừa nhận là sự thông minh , nhạy bén với cái mới . Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu . Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu . ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng” , nhất là khả năng sáng tạo và thực hành bị hạn chế do lối học chay , học vẹt nặng nề . Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì hật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”
 ( Ngữ văn 9 - tập II)
1 . Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
 A . Thuyết minh C . Tự sự
 B . Nghị luận D . Miêu tả
2 . Nội dung chính của đoạn văn trên là :
 A . Cái mạnh của con người Việt Nam C . Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam 
 B . Cái yếu của con người Việt Nam D . Sự sáng tạo của con người Việt Nam
3 . Trong đoạn văn trích cái mạnh của con người Việt Nam là gì ?
 A . Sự thông minh , nhạy bén với cái mới C . Lối học chay học vẹt nặng nề
 B . Khả năng thực hành và sáng tạo D . Những lỗ hổng về kiến thức cơ bản
4 . Sức thuyết phục chủ yếu của đoạn trích là gì ?
 A . Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật C . Thể hiện tình cảm sâu đậm 
 B . Nghệ thuật miêu tả sắc nét D . Lập luận giản dị mà chặt chẽ
5 . Từ nào dưới đây là động từ ?
 A . Lỗ hổng C . Thông minh
 B . Học vẹt D . Buồn rầu
6 . Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
 A . Thông minh C . Thực hành
 B . Sáng tạo D . Trời phú
7 . Trái nghĩa với từ thông minh :
 A . Dại khờ C . Ngu muội
 B . Khờ dại D . Ngu ngốc 
8 . Gần nghĩa với từ thông minh là :
 A . Hoạt bát C . Khéo léo
 B . NHanh nhẹn D . Thông thái
9 . Cụm từ nào dưới đay có vai trò liên kết trong đoạn văn ?
 A . Bản chất trời phú ấy C . ấy là những lỗ hổng
 B . Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn D . Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng 
10 . Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phép thế mấy lần ? 
 A . 1 lần C . 3 lần
 B . 2 lần D . 4 lần 
11 . “ Những môn học thời thượng” là cụm từ gì ?
 A . Cụm tính từ B . Cụm danh từ C . Cụm động từ
12 . Dấu ngoặc kép đóng khung từ “ thời thượng” có tác dụng:
 A . Dẫn lời trực tiếp C . Hiểu theo nghĩa có hàm ý phê phán
 B . Dẫn ý trực tiếp D . Hiểu theo nghĩa có hàm ý khen
13 . Câu văn “ cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh , nhạy bén với cái mới” thuộc loại câu gì?
 A . Câu đơn C . Câu đặc biệt
 B . Câu ghép D . Câu rút gọn
14 . Đoạn văn trên , tác giả triển khai theo phép lập luận nào ?
 A . Qui nạp C . Phân tích
 B . Diễn dịch D . Tổng hợp
II . Phần tự luận: 9 6,5 điểm)
 Chọn một trong hai đề sau :
 Đề 1 : Để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới , phó thủ tướng Vũ Khoan viết “ Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” 
 Bình luận ý kiến trên
 Đề 2 :
 Mọc giữa dòng sông xanh Mùa xuân người cầm súng 
 Một bông hoa tím biếc Lộc giắt đầy bên lưng
 Ơi con chimm chiền chiện Mùa xuân người ra đồng
 Hót chi mà vang trời Lộc trải dài nương mạ
 Từng giọt long lanh rơi Tất cả như hối hả
 Tôi đưa tay tôi hứng Tất cả như xôn xao
 ( Trích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thah Hải)
 Hãy viết một bài văn giới thiệu vẻ đẹp của đoạn thơ qua sự cảm nhận của em.
bộ giáo dục và đào tạo đề thi số 5 : môn ngữ văn 9
sở gd và đt quảng ngãi thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao phát đề)
`I . Phần trắc nghiệm ( 3điểm , mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất :
 “ ...đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài , cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng . Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao ? Một đám đông túm lại , ông để ý , dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ . Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý , người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy” . Cứ thoáng nghe những tiếng Tây , Việt gian , cam nhông... là ông lủi ra một góc nhà , nín thít . Thôi lại chuyện ấy rồi !
 Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ cón ghê rợn hơn cả những tiêng kia nhiều . ấy là mụ chủ nhà . Từ ngày xảy ra chuyện ấy , hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích”
 ( Ngữ văn 9 _ Tập I)
1. Đoạn văn trên được trích từ vă bản nào ?
 A . Bến quê C . Lặng lẽ Sa Pa
 B . Chiếc lược ngà D . Làng
2 . dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung phần trích trên ?
 A . Ông Hai lo lắng vì làng theo giặc
 B . Ông Hai ở lì trong nhà vì nghe tin làng theo giặc
 C . Ông Hai lo lắng , sợ mọi người ,nhất là mụ chủ nhà biết làng mình theo giặc
 D . Ông Hai sợ mụ chủ nhà biết tin làng mình theo giặc 
3 . Vì sao ông Hai lại lo sợ đến thế ?
 A . Vì ông sợ mất nhà ở làng
 B . Vì sợ mụ chủ nhà không cho ở nhờ
 C . Vì sợ mang tiếng là người dân của làng Việt gian
 D . Vì cả hai ýa B và C
4 . Cách giải thích nào đúng nhất cho từ “binh tình” trong đoạn trích này ?
 A . Tình hình binh lính C . Tình hiònh quân sự
 B . Chỉ tình hình( theo nghĩa mở rộng) D . Tình hình chiến đấu
5 . Đoạn văn rên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
 A . Tự sự C . Lập luận
 B . Miêu tả D . Biểu cảm
6 . Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này ?
 A . Ông Hai C . Mụ chủ nhà
 B . Ông chủ tịch D . Tác giả
7 . Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình ?
 A . Chất ngất C . Chen chúc
 B . Chật chội D . Lách tách
8 . Tác phẩm “ Làng” thuộc thể loại nào ?
 A . Hồi ký C . Tuỳ bút
 B . Truyện ngắn D . Tiểu thuyết
9 . Đoạn trích : “ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ , có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều . ấy là mụ chủ nhà” sử dụng phương tiện liên kết nào dưới đây
 A . Phép lặp từ ngữ C . Phép thế
 B . Dùng từ trái nghĩa D . Không sử dụng phép liên kết 
10 . Câu văn “ Từ ngày xảy ra chuyện ấy , hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích” có chứa thành phần nào dưới đây ?
 A . Thành phần câu cảm thán C . Thành phần tình thái
 B . Thành phần phụ chú D . Thành phần gọi đáp
11 . Ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân) có những phẩm chất gì dưới đây :
 A . Yêu làng C . Yêu cụ Hồ
 B . Yêu nước D . Tất cả A , B , C đều đúng
12 . Các truyện “ Làng” ; “ Lặng lẽ Sa Pa” ; “ Chiếc lược ngà” có điểm chung gì về nghệ thuật ?
 A . Cách vận dụng ngôn ngữ địa phương C . Cách xây dựng tình huống bất ngờ
 B . Trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật D . Người kể chuyện không xuất hiện 
II . Phần tự luận : 9 7 điểm ) học sinh chọn một trong hai đề sau :
 Đề 1 : Sâu khi học truyện ngắn : Làng” ( Kim Lân ) em có suy nghĩ gì về tình cảm của ông Hai đối với quê hương , đất nước
 Đề 2 : kể lại nội dung chuyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng theo lời kểcủa nhân vật Thu
..................................................................................................................................................................................... 
bộ giáo dục và đào tạo đề thi số 6 môn ngữ văn 9
sơ gd và đt kon tum thời gian 120 phút ( không kể thời gian phát đề ) 
I Phần trắc nghiệm ( 3 điểm ) mỗi câu đúng được 0,25 điểm , riêng câu 5 được 0,5 điểm
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bắng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất :
 “ - Trời ơi còn có năm phút !
 Chính là anh thanh niên giật mình nói to , giọng cười như đầy tiếc rẻ . Anh chạy ra nha sau , rồi trở vào liền , tay cầm một cái làn . Nhà hoạ sĩ tăc jlưỡi đứng dậy . Cô gái cũng đứng lên , đặt lại chiếc ghế , thong thả đi đến chỗ bác già
 - ồ ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này !
 Anh thanh niên vừa vào , kêu lên . để người con gái khỏi trở lại bàn , anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữacuốn sách tới trả cho cô gái . Cô kỹ sư nhếch mép , mặt đỏ ửng , nhận lại chiếc khăn và quay vội đi
 - Chào anh . Đến bậu cửa , bỗng nhà hoạ sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh . “ Chắc chăn rồi tôi sẽ trở lại . Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?” 
 Đến lượt cô gái từ biệt . Cô chìa tay cho anh nắm , cẩn trọng , rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay . Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp ta nữa , hay nhìn ta như vậy . 
 _ Chào anh..” 
 	( Ngữ văn 9 - Tập I)
1 . đoạn trích trên là của tác giả nào ?
 A . Nguyễn Quang Sáng C . Nguyễn Minh Châu
 B . Nguyễn Thành Long D . Nguyễn Đình Thi
2 . Đoạn trích trên trích từ văn bản nào ?
 A . Những ngôi sao xa xôi B . Chiếc lược ngà C . Lặng lẽ Sa Pa 
3 . Trong đoạn trích trên người kể chuyện là ai ?
 A . Ông hoạ sĩ già C . Anh thanh niên
 B . Cô kỹ sư D . Vô nhân xưng
4 . đoạn trích kể về :
 A .Phút chia tay giữa người họa sĩ già và cô gái
 B . Phút chia tay giữa anh thanh niên và cô gái 
 C . Phút chia tay giữa người họa sĩ già và anh thanh niên
 D . Phút chia tay giữa người họa sĩ già , anh thanh niên và cô gái
5 . Câu “ Trời ơi , chỉ còn năm phút !” là câu gì ?
 A . Câu đơn bình thường C . Câu rút gọn
 B . Câu cảm thán D . Câu đặc biệt
6 . Đoạn trícg trên sử dụng bao nhiêu từ Hán Việt ?
 A . Năm từ C . Bảy từ
 B . Sáu từ D . Tám từ
7 . Những từ sau đây từ nào không đồng nghĩa với từ “ Ccái làn” trong câu “ Anh chạy ra nhà sau , rồi trở vào liền , tay cầm một cái làn” ?
 A . Cái giỏ xách C . Cái cặp
 B . Cái túi xách D . Cái xách 
8 . Câu : “ Tôi ở lại với anh ít hôm được chứ?” là câu gì ?
 A . Câu cảm thán C . Câu cầu khiến
 B . Câu hỏi D . Câu trần thuật
9 . Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
 A . Rõ ràng C . Cẩn thận
 B . Tỉ mỉ D . Tươi tốt
10 . Trong đoạn trích , tác giả sử dụng bao nhiêu lần thành phần biệt lập phụ chú ?
 A . Một lần C . Ba lần
 B . Hai lần D . Bốn lần 
 11 . Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn : “ Cô chìa tay cho anh nắm ,cântrongj , rõ ràng , như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”
 A . Liệt kê C . ẩn dụ
 B Nhân hoá D . So sánh
II Phần tự luận :L ( 7 điểm )
 đề văn : Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là người có những suy nghĩ về cuộc sống , về ý nghĩa công việc
 Hãy phân tích và làm rõ những đặc điểm trên 
............................................................................................................................................................................
bộ giáo dục và đào tạo đề thi số 7 môn ngữ văn 9
sở gd và đt vĩnh phúc thời gian 120 phút ( không kểthời gian giaođề) 
I . Phần trắc nghiệm : 12 câu mỗicâu trả lời đúng được 0,25 điểm , tổng điểm 3 điểm
 Đọc kỹ đoạn văn sau , trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất :
 “ Có người hỏi :
 - Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
 - ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy !”
 Ông Hai trả tiền nước , đứng dậy , chèm chẹp miệng , cười nhạt một tiếng , vươn vai nói to :
 “ Hà nắng gớm , về nào ...”
 Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác , rồi đi thẳng . Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên đây vẫn dõi theo . Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú :
 - “ Cha tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương . Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !”
 Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi . Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà .
 Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường , mmấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác , len lét đưa nhau ra đầu nhà , chơi sậm , chơi sụi với nhau .
 Nhìn lũ con, tủi thân , nước mắt ông cứ tràn ra : “ Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng , hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu...” . Ông lão nắm tay lại mà rít lên :
 - Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này !”
 ( Làng - Ngữ văn 9 - Tập I)
1 . Truyện ngắn “ Làng” của tác giả nào ?
 A . Lỗ Tấn C . Kim Lân
 B . Hữu Thỉnh D . Nguyễn Minh Châu
2 . Câu “ Hà , nắng gớm ,về nào ...” là lời của ông Hai nói với ai ?
 A . Người đàn bà bán nước C . Với người nào đó tên là Hà
 B . Người đàn bà cho con bú D . Với chính mình
3 . Trong các từ sau từ nào không phảo là từ láy ?
 A . Chèm chẹp C . Xôn xao
 B . Vươn vai D . Lanh lảnh
4 . Câu “ Khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu...” xét về cấu trúc thuộc loại câu gì ?
 A . Câu đơn C . Câu rút gọn
 B . Câu ghép Câu đặc biệt
5 . Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?
 A . Miêu tả C . Tự sự
 B . Biểu cảm D . Lập luận
6 . Câu “ Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !” xét về mục đích nói thuộc loại câu gì ?
 A . cảm thán C . Trần thuật
 B . Cầu khiến D . Nghi vấn
7 . Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đối thoại ?
 A . Hai câu C . Bốn câu
 B . Ba câu D . Năm câu 
8 . Các câu “ Cha tiên sư nhà chúng nó ! Đói khổ ăn cắp , ăn trộm bắt được người ta còn thương . Cái gióng Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !” là tiếng chửi của người đàn bà cho con bú nhằm vào đối tượng nào ?
 A . Ông Hai C . Những kẻ làm Việt gian nói chung
 B . Những người dân làng chợ Dầu D . Không nhằm vào ai cả
9 . Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc truyện gì /
 A. Chuyện làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc
 B . Lòng căm thù của ông Hai với làng chợ Dầu
 C . Chuyện ông Hai đau khổ , nhục nhã khi có tin làng chợ Dầu theo giặc
 D . Tinh thần yêu nước của người tản cư
10 . Đoạn văn trên tác giả sử dụng bao nhiêu từ láy ?
 A . Năm từ C . Chín từ
 B . Bảy từ D . Mười từ
11 . Trong các câu sau đây , câu nào được gọi là độc thoại nội tâm ?
 A . Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
 B . Hà , nắng gớm .về nào 
 C. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?
 D . Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước dể nhục nhã thế này !
12 . Trong hai câu : “ Nhìn lũ con , tủi thân , nước mắt ông cứ tràn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?” , phép liên kết ở đây được sử dụng bằng :
 A . Nhắc lại từ ngữ đã có C . Dùng đại từ thay thế
 B . Dùng từ ngữ đồng nghĩa D . Dùng tổ hợp danh từ - chỉ từ
II Phần tự luận : 7 điểm
 Chọn một trong hai đề sau :
 Đề 1 ; Những suy nghĩ của em về tình cảm yêu làng , yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” ( Ngữ văn 9 - Tập I)
 Đề 2 : 
 Câu 1 : ( 2 điểm )
 ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
 Câu 2 ( 5 điểm)
 Suy nghĩ của em về lẽ sống của người cách mạngđược nói đến trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải trong sách ngữ văn 9 tập 2 
bộ giáo dục và đào tạo đề thi số 8 môn ngữ văn9
sở gd và đt bến tre Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề 
I phần trắc nghiệm : Bắt buộc : 12 câu , mỗi câu 0,25 điểm ,tổng 3 điểm
 Đọc kỹ đoạn thơ sau trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở câu trả lời đúng nhất
 Dù ở gần con Con cò mẹ hát
 Dù ở xa con Cũng là cuộc đời
 Lên rừng xuống bể Vỗ cánh qua nôi
 Cò sẽ tìm con Ngủ đi ! Ngủ đi
 Cò mãi yêu con, Cho cánh cò cánh vạc 
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ Cho cả sắc trời
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con Đến hát 
 à ơi! Quanh nôi
1 Đoạn thơ trên của tác giả nào ?
 A . Nguyễn Khoa Điềm C . Viễn Phương
 B . Chế lan Viên D . THanh Hải
2 . đoạn thơ trên thuộc đoạn ào trong bài thơ “ Con cò”
 A . Đoạn I C . Giữa đoạn II và đoạn III 
 B . Đoạn II D . Đoạn III
3 . Hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên là biểu tượng của :
 A . Người mẹ lúc nào cũng ở bên con C . Người vợ thương chồng , đảm đang
 B . Người nông dân cần cù , lao dộng D . Người phụ nữ trong cuộc sống nhiều nhọc nhằn
4 . Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì ?
 A . tự sự C . Biểu cảm
 B . Miêu tả D . Lập 
5 . Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì ?
 A . Thơ 8 chữ C . Thơ 4 chữ
 B . Thơ 5 chữ D . Thơ tự do
6 . Bài thơ “ Con cò” được sáng tác năm nào ?
 A . 1937 C . 1962
 B . 1945 D . 1967
7 . Hình ảnh con cò trong bài thơ được xây dựng bằng nghệ thuật gì ?
 A .So sánh C . Nhân hoá
 B . ẩn dụ D . Hoán dụ 
8 . Trong đoạn thơ trên :
 A . Có sử dụng thành ngữ C . Có sử dụng tục ngữ
 B . Không sử dụng thành ngữ D . Không sử dụng tục ngữ
9 . ở phần trích trên có bao nhiêu cặp từ ?
 A . Không C . 2 cặp
 B . 1 cặp D . 3 cặp
10 . Trường hợp nào đặt dấu câu đúng nhất ?
 A . Ngủ yên ! Ngủ yên ! Cò ơi , chớ sợ !
 B . Ngủ yên , ngủ yên ! Cò ơi ! Chớ sợ !
 C . Ngủ yên . Ngủ yên . Cò ơi , chớ sợ ! 
 D . Ngủ yên ! Ngủ yên ! - Cò ơi , chớ sợ !
11 . Trong các cách hiểu sau đây , cách hiểu nào đúng nhất ?
 Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ “ Con cò” là:
 A . Dùng nhiều câu ngắn có cấu trúc giống nhau
 B . Giọng điêu mang tính triết lí
 C . Hình ảnh quen thuộc , gần gũi
 D . Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao
12 . Những bài thơ sau đây , bài thơ nào không cùng đề tài tình mẹ con ?
 A . Bếp lửa C . Khúc 

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_thi_vao_lop_10_nam_hoc_20122013.doc