Đề thi môn ngữ văn năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn ngữ văn năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn ngữ văn năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU 
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
..
ĐỀ THI MÔN NGŨ VĂN
Năm học 2015 - 2016
MÔN:NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 7câu, 02trang)
I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4) .
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
 ( Nam Cao, Lão Hạc, trong Ngữ văn 8, tập một, 
 NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, trang 42) 
Câu 1: Hai tác phẩm nào sau đây thuộc đề tài nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945?
 A. Tắt đèn. B. Những ngôi sao xa xôi 
 C. Lão Hạc. D. Làng. 
 E. Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 2: Trong tác phẩm có đoạn trích trên, Lão Hạc hiện lên một con người như thế nào?
A. Là người nông dân có số phận đau thương nhưng luôn giữ được những phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống rất cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ
Câu 3. Người kể chuyện trong đoạn tích trên là nhân vật tôi
 Đúng hay sai? 
 A. Đúng B. Sai
Câu 4. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu? Biểu hiện của phép liên kết đó trong đoạn văn....................................................................................
Câu 5. Cho đoạn thơ: 
 " Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con"
 a. Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên?
 b. Theo em,việc dùng từ phủ định trong dòng thơ " Không bao giờ nhỏ bé được" nhằm khẳng định điều gì?
 c. Từ bài thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình ( bằng một đoạn văn khoảng 5 câu) về cội nguồn của mỗi con người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với gia đình trong tình hình xã hội hiện nay. 
II. Làm văn: ( 7,0 điểm)
Câu 6:( 3,0 điểm) 
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh 
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Gió chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
 (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 
 Hà Nội, 2005, trang 70)
Câu 7 :( 4,0 điểm)
 Viết một bài văn ngắn phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn thành Long
------------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 
Năm học 2015 - 2016
MÔN:NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 04.trang)
 Chú ý:
Điểm bài thi 10 điểm 
I - Phần đọc hiểu: (3,0 điểm) 
Câu 1: (0.25 điểm)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A, C
Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án A hoặc C
Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 2: (0.25 điểm)
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A
Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 3: (0.25 điểm)
Mức độ tối đa: Đáp án A
Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 4( 0.25 điểm)
 Mức độ tối đa: HS chỉ rõ đoạn văn chủ yếu dùng liên kết câu bằng phép lặp từ ngữ: từ "lão" xuất hiện ở các câu 1,3 và 4.
 Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được : Đoạn văn chủ yếu dùng liên kêt câu bằng phép lặp từ ngữ
 Mức không đạt: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 5: (1.0 điểm)
 a. Mức độ tối đa: HS nêu được: Thành phần gọi - đáp : "ơi", "nghe" : (0.5 điểm)
 Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được một trong hai từ (0.25 điểm)
 	Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
 b. Mức độ tối đa: HS nêu được : Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé được" nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình. (0.5 điểm)
 Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được một ý trong câu trả lời (0.25 điểm)
 Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
 c. Mức độ tối đa: HS nêu cảm nhận được các ý sau: (1.0 điểm)
 - Cội nguồn là nền móng bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm nên sức mạnh;
 - Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý " Uống nước nhớ nguồn", lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào;
 - Đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt Nam.
 ................. 
 - HS trình bày được trách nhiệm của mình đối với gia đình trong tình hình xã hội hiện nay. 
 Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được một ý trong câu trả lời (0.5 điểm)
 Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
I - Phần làm văn: ( 7,0 điểm) 
Câu 6:( 3,0 điểm) 
 Mức độ tối đa:
* Về phương diện nội dung:
- Đúng kiểu bài nghị luận văn học: nghị luận về một đoạn thơ
- Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong đoạn 1 và 2 trong bài Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh
- Cần thể hiện được những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ. Cách trình bày và lập luận có thể theo cách riêng, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
Cụ thể:
1. Mở bài (0.5 điểm):
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu mơ màng, huyền ảo, thật đẹp, dung dị, mà duyên dáng. Đồng thời ta cũng hiểu thêm một hồn thơ, một tâm hồn chứa chan niềm tin yêu cuộc sống.
- Trích dẫn hai khổ thơ.
2.Thân bài (2.0 điểm): Phân tích, cảm nhận có thể gồm các ý sau:
- Luận điểm 1(1.0 điểm): Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
	+ Cảm nhận về hương ổi
	+ Cảm nhận về làn sương chùng chình
	+ Những tín hiệu của mùa thu chưa rõ nét nhưng cũng đủ khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng: “bỗng”,”hình như”.
- Luận điểm 2 (0.75 điểm): Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
	+ Cảnh rộng dần và rõ nét.
	+ Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, êm ả sau mùa bão lũ. Đối lập là hình ảnh “chim bắt đầu vội vã”. Bức tranh không gian cao rộng, trong sáng.
	+ Hình ảnh đám mây: được gọi “mây mùa hạ” chuyển động mềm mại, lưu luyến “vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh mang nét đặc trưng của lúc giao mùa, hạ chưa qua hết mà thu cũng chưa đến hẳn.
 * Ý kiến đánh giá, bình luận về nội dung và nghệ thuật (0.25 điểm): .
 - Từ hai khổ thơ, hiện lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, được vẽ bằng nêt bút tinh tế. Người đọc cũng hiểu thêm về tác giả.
 - HS có thể so sánh, liên hệ tới một số bài thơ, câu thơ của các tác giả khác cùng viết về đề tài mùa thu như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử.......
 3.Kết bài: (0.5 điểm):
 - Đánh giá những thành công của tác giả Hữu Thỉnh và vẻ đẹp của bài thơ nói chung và hai khổ thơ nói riêng.
 - Cảm xúc của bản thân.
* Về phương diện hình thức: HS viết một bài văn ngắn có bố cục 3 phần ;bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thu lúc giao mùa trên một, hai phương diện nào đó; cón mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả. 
Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề
Câu 7(3,0 điểm)
 Mức độ tối đa:
* Về phương diện nội dung:
- Có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị luận về một tác phẩm tự sự để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình đối với nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long 
- Cách trình bày có thể linh hoạt, nhưng cần làm rõ tình cảm, thái độ của bản thân trước những phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên trong câu chuyện.
Cụ thể: HS nêu được các ý sau đây:
 1. Mở bài (0.5 điểm):
 - Giới thiệu tác phẩm, tác giả, nhân vật trong tác phẩm
- Vẻ đẹp của anh thanh niên
 2. Thân bài: Phân tích phẩm chất của anh thanh niên (3,0 điểm)
 - Nêu hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên ( 0.5 điểm)
 + Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, giữa mây mù và gió thổi. Thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt.
 + Làm công tác khí tượng thủy văn - một công việc đều đều, nhàm chán.
 + Sống một mình suốt bốn năm liền.
-> Đây là một hoàn cảnh sống không mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi thanh niên.
- Yêu công việc, say mê, có tinh thần trách nhiệm với công việc thầm lặng mà cần thiết cho xã hội con người: (0.75 điểm)
 + Suy nghĩ về công việc rất đẹp: thấy được công việc có ích làm cho cuộc đời đẹp hơn; công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc cũng rất mơ mộng.
 + Hành động: hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. Cách làm việc nghiêm túc ngấm cả vào nếp sống hằng ngày.
- Sống giản dị, khiêm tốn. (0.5 điểm)
 + Cách nghĩ về cuộc sống bản thân mình và của những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản dị.
 + Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông họa sĩ vẽ mình.
 + Kể về chiến công, đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường.
- Chủ động gắn mình với cuộc đời, hồn nhiên cởi mở. . (0.5 điểm)
 + Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng biết rất rõ những người xung quanh (vợ bác lái xe, hai cán bộ ở Sa Pa, ông kĩ sư nông nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu sét).
 + Chủ động hòa mình với cuộc đời: sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, đọc sách, nuôi gà, trồng hoa.....
- Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm ta trân trọng, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ cách sống của bản thân (0.25 điểm)
 + Cách sống của người thanh niên có lí tưởng.
 + Biết hi sinh cho nhân dân, đất nước; giản dị khiêm tốn.
 + Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX
 *HS phân tích, chứng minh qua lời kể của bác lái xe, lời kể, việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với bác hoạ sĩ và cô kĩ sư.
 * Đánh giá nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật, liên hệ (0.5 điểm)
3. Kết bài (0.5 điểm)
 - Đánh giá thành công của tác giả Nguyễn Thành Long trong việc xây dựng nhân vật anh thanh niên
 - Bài học liên hệ bản thân .
* Về phương diện hình thức: 
 - HS viết một bài văn ngắn, có bố cục ba phần rõ ràng;
 - Lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chặt chẽ;
 - Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm;
 - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trên một, hai phương diện nào đó; cón mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả. 
Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI:.. 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ:05 TRANG.

Tài liệu đính kèm:

  • docV18.doc