Đề thi khảo sát vào 10 năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn lớp 9 - Đề 1 (thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 971Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát vào 10 năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn lớp 9 - Đề 1 (thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát vào 10 năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn lớp 9 - Đề 1 (thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THCS TRỰC KHANG ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO 10
 HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2013- 2014
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9- Đ Ề 1
 (Thời gian 90p, không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2đ): Chọn một đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau .
 Câu 1. Theo văn bản: "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" của Vũ Khoan, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị trước khi bước sang thế kỉ mới là gì? 
 A. Một trình độ học vấn cao. . C. Một cơ sở vật chất tiên tiến. 	 B. Tiềm lực bản thân con người. . D. Những thời cơ hội nhập. 
 Câu 2. Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go là gì?
A. Tình mẫu tử thiêng liêng. C. Tình anh em sâu nặng. 	
 B. Tình bạn bè thắm thiết. D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
Câu 3. Câu nào sau đây không có khởi ngữ? 
 A. Tôi thì tôi xin chịu. 	 C. Ba bông hoa hồng này, em hái về. 
 B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi. D. Cá này rán thì ngon.
 Câu 4. Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là gì?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận. 	C. Khác nhau về cấu trúc của bài viết. 
B. Khác nhau về việc vận dụng thao tác. D. Khác nhau về ngôn ngữ, diễn đạt.
 Câu 5 . Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông Ten ” đựoc viết theo kiểu văn bản nào ?
A. Nghị luận về hiện tượng đời sống C. Nghị luận văn chương
B. Nghị luận xã hội D. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
 Câu 6 . Tác giả của Văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten ” là?
A. La Phông Ten C. Hi Pô Lit Ten
B. Buy Phông D.Ru Xô
Câu 7 .Hi Pô Lit Ten không là :
A. Nhà thơ nổi tiếng C.Một triết gia
B. Nhà nghiên cứu văn học D.Một sử gia
Câu 8 . Trong Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào ?
A .Cuộc kháng chiến chống Pháp C.Cuộc kháng chiến chống Mĩ
B.Khi miền Bắc xây dựng hoà bình D.Khi đất nước đã thống nhất
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ)
Câu 1: (1 điểm)Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
	a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
	b. Sương chùng chình qua ngõ
	 Hình như thu đã về.	(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 2: (2,5 điểm) 
 Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Em hãy viết bài văn (khoảng 15 đến 20 câu) bàn về tính trung thực trong học tập.
Câu 3: (4,5đ) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích".( Truyện Kiều - Nguyễn Du) .
TRƯỜNG THCS TRỰC KHANG HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT VÀO 10
 HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2013- 2014
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9- Đ Ề 1
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ, sai không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
A
C
C
A
D
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm :
- thành phần phụ chú.
b. Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.	:
 -thành phần tình thái.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
- Yêu cầu hình thức: Nếu Hs không đảm bảo các yêu cầu sau thì không cho điểm hình thức.
HS biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài: dài từ 15- 20câu, sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, không sai lỗi chính tả, lỗi câu.
- Yêu cầu về nội dung:
HS cần làm rõ các ý sau:Trên cơ sở hiểu biết của bản thân về đức tính trung thực, trình bày suy nghĩ, bàn bạc, liên hệ với học sinh hiện nay. Bài viết cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tính trung thực trong học tập. 
- Giải thích vấn đề: 
+ Trung là hết lòng với người, hết lòng với nước; thực là thật.
+ Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà. Trung thực trong học tập biểu hiện ở thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử, không quay cóp, chép bài của bạn, không sử dụng tài liệu, vi phạm quy chế, ...
+ Ý nghĩa, sự cần thiết của tính trung thực: 
+ Trong học tập, người học sinh có tính trung thực sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn, có phương pháp học tập tốt; có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân, giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
+ Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn trọng.
+ Góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển, ...
- Suy nghĩ, bàn luận vấn đề: 
+ Hiện nay, bên cạnh những tấm gương trung thực, đạt kết quả cao trong học tập vẫn còn nhiều học sinh thiếu trung thực. Nạn học giả, bằng thật do quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử vẫn còn khá phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội. (Liên hệ thực tế)
+ Học sinh cần phải rèn luyện tính trung thực trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo được bản lĩnh, niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
+ Trung thực trong học tập là tiền đề để tạo nên sự trung thực trong cuộc sống. Tính trung thực là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có. Không có tính trung thực, dựa dẫm, ỷ lại sẽ trở thành gánh nặng cho người khác, khó có thể đạt được điều mong muốn. 
- Bài học nhận thức và hành động: Học sinh cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn, đặc biệt là trong học tập; cần biểu dương những việc làm trung thực; lên án những biểu hiện thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây ra. 
* Lưu ý: tránh đếm ý cho điểm. Chú ý cách diến đạt đoạn văn của học sinh. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
HS đảm bảo các ý sau:
* Về kỹ năng : 
 + Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn cảm nhận. Biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận đã học.
 + Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
b. Về kiến thức: 
A. Mở bài: Giới thiệu tác giả , tác phẩm, nhân vật Kiều trong trích đoạn, cảm xúc đối với nhân vật 
B. Thân bài: 
- Để trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích", thí sinh có thể sử dụng nhiều luận điểm, luận cứ khác nhau. 
- " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn trích mà Nguyễn Du đã khắc họa rất thành công tâm trạng của Thúy Kiều trong một cảnh ngộ éo le (...). Từ tâm trạng của nhân vật, tác giả đã làm hiện rõ vẻ đẹp của nhân vật.
- Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều được khắc họa trong đoạn trích này là vẻ đẹp nội tâm. Đó là:
+ Vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm ( ý thức rõ cảnh ngộ của bản thân khi phải đối mặt với nỗi cô đơn tuyệt đối, nỗi đau khổ, bẽ bàng đến tận cùng và có biết bao ngổn ngang, chia xé trong lòng; ).
+ Vẻ đẹp của một tấm lòng thủy chung, son sắt đối với người yêu ( đau đáu với lời thề ước ngày nào, đau đớn khi ý thức rõ tấm lòng chung thủy của mình đối với chàng Kim...).
+ Vẻ đẹp của tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ( xót xa, ân hận khi không được chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ...). 
- Đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật: Thúy Kiều không chỉ đẹp ở ngoại hình mà dù ở trong cảnh ngộ nào Thúy Kiều cũng hiện lên với vẻ đẹp nội tâm rất đáng trân trọng. 
- Đánh giá thành công của Nguyễn Du về ngòi bút khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích.
- Đánh giá về tình cảm, thái độ của nhà thơ Nguyễn Du đối với Thúy Kiều: Thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc; trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp nội tâm nhân vật... 
C. Kết bài.
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.
- Rút ra bài học liên hệ với bản thân.
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,25đ
TRƯỜNG THCS TRỰC KHANG ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO 10
 HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2013- 2014
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9- Đ Ề 2
 ( Thời gian 90p, không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2đ): Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi
Câu 1: Vì sao Thanh Hải lại xưng “ta” khi bộc lộ ước nguyện của mình trong bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ
Vì là ước nguyện chung của nhà thơ
Vì là ước nguyện của đồng bào miền Nam
Vì là ước nguyện riêng của tuổi trẻ.
Vì vừa là ước nguyện của mình vừa là ước nguyện chung của mọi người
Câu 2: Bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận sáng tác vào thời gian nào?
Trước năm 1945
Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Miền Bắc chống Pháp
D. Sau năm 1975.
Câu 3: Bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hình ảnh Hát xuất hiện nhiều lần, gợi lên điều gì?
Gợi lên sức sống căng đầy của thiên nhiên.
Gợi lên sừ bao la hùng vĩ của biển cả.
Gợi lên sự dữ dội của biển cả.
Gợi lên niềm vui hứng khởi của người lao động.
Câu 4: Tác phẩm nào được viết trước 1954?
Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.
Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê.
Làng- Kim Lân.
Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.
Câu 5: Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương?
Đoá hoa.
Con chim.
Nốt trầm.
Cây tre.
Câu 6: Đặc sắc nghệ thuật của trích đoạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích là?
Miêu tả bề ngoài của nhân vật.
Miêu tả cảnh vật để bộc lộ tâm trạng.
Miêu tả hành động của nhân vật.
Miêu tả tính cách của nhân vật.
Câu 7: Văn bản nào không sử dụng hàm ý?
Văn bản hành chính công vụ
Văn bản nghệ thuật.
Văn bản khoa học.
Văn bản chính luận.
Câu 8: Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) phản ảnh nội dung gì?
 A. Hoàn cảnh gia đình người lính trong chiến tranh.
 B. Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 C. Tình cảm vợ chồng ông Sáu trong chiến tranh.
 D. Tình đồng chí, đồng đội giữa ông Sáu và bác Ba.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ)
Câu 1: (1,5đ) 
	Xác định và phân tích giá trị các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
	Không có kính, rồi xe không có đèn,
	Không có mui xe, thùng xe có xước,	
	Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
	Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: (2đ)	Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay.( Khoảng 15 đến 20 câu)
.
Câu 3: (4,5đ) 
Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ”, nhà thơ Viễn Phương đã viết:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai khổ thơ trên.
TRƯỜNG THCS TRỰC KHANG HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT VÀO 10
 HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2013- 2014
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9- Đ Ề 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ, sai không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
D
C
C
B
A
B
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa.
- Tương phản: Giữa không và có đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. 
- Hoán dụ: + miền Nam ( chỉ nhân dân miền Nam)
 + một trái tim: chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. 
0, 5đ
0, 5đ
0, 5đ
Câu 2
- Yêu cầu hình thức: Nếu hs không đảm bảo các yêu cầu sau thì không cho điểm hình thức.
HS biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài: dài từ 15- 20 câu, sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, không sai lỗi chính tả, lỗi câu.
- Yêu cầu về nội dung:
HS cần làm rõ các ý sau: 
- Giới thiệu dẫn dắt luận điểm chính.
- Nêu biểu hiện việc sử dụng điện thoại di động của học sinh (Trong nhiều hoàn cảnh: ở nhà, trường học, ngoài xã hội).
- Những nguyên nhân khiến học sinh sử dụng điện thoại di động.
+ Nguyên nhân chủ quan: hs đua đòi, thích thể hiện mình
+ Nguyên nhân khách quan( Do gia đình chưa quản lý chặt chẽ con em, do nhà trường chưa có hình thức nhắc nhở, do tác động của xã hội)
- Những tác hại khi học sinh sử dụng điện thoại di động.
- Bài học chung cho các bạn học sinh
- Rút ra bài học cho bản thân mình.
* Lưu ý: tránh đếm ý cho điểm. Chú ý cách diến đạt đoạn văn của học sinh. 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0, 5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
1/ Yêu cầu về kĩ năng:
HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Trên cơ sở nắm vững mạch cảm xúc của tác phẩm, học sinh phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh, . của đoạn thơ.
Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện xúc cảm của người viết, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2/ Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể làm bài nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài. Người chấm cần trân trọng những bài làm thể hiện rõ năng lực cảm thụ văn học hoặc có ý tưởng mới mẻ và hình thức thể hiện độc đáo, sáng tạo.
- Yêu cầu cụ thể: 
- Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm bài thơ “Viếng lăng Bác”, vị trí trích đoạn , cảm xúc chính qua hai khổ thơ
 -Thân bài:.
 Khái quát Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ ( khổ 2,3).
 - Lần lượt trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. (tham khảo)
Khổ thơ 2: được tạo nên bằng hai cặp câu với những hình ảnh thực và ảo (ẩn dụ) sóng đôi.
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
+ Thực: là hình ảnh ngày ngày “mặt trời đi qua trên lăng” và dòng người đông đảo chậm rãi, thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn. 
+ Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Và dòng người kết thành “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: là lòng thành kính muốn dâng lên người những bông hoa tươi thắm, thể hiện niềm xúc động, lòng tiếc thương, niềm tự hào của nhân.dân đối với Bác.
- Khổ thơ 3: diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác.
	+ Nhà thơ tả Bác bằng hai câu thơ giản dị và xúc động:
 “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”
	 + Hình ảnh vầng trăng gợi ta liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao, trong sáng và những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.
	 + Phút giây bên Bác là phút giây thiêng liêng nhất trong đời nhà thơ. Cảm xúc trào dâng thành niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả qui luật sinh tử của tạo hóa:
 “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,
 Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
- Đánh giá. - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
 - Kết bài: -Cảm nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về đoạn thơ.
 * Lưu ý:
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn là 2 điểm.
 - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 0,25 điểm.
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 0,25 điểm.
0,25đ
0, 5đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,5đ
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docT KHANG.doc