Đề thi khảo sát học sinh năng khiếu môn : Lịch sử 8 thời gian: 120 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh năng khiếu môn : Lịch sử 8 thời gian: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát học sinh năng khiếu môn : Lịch sử 8 thời gian: 120 phút
Phòng GD & ĐT Đoan Hùng
Trường THCS Tiên Phong 
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Môn : Lịch sử 8
Thời gian: 120 phút
A. Phần Lịch sử thế giới (12 điểm):
Câu 1: (4 điểm) 
Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp?
 Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Câu 2: (4điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?
 Câu 3:(2 điểm) Vì sao ở nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng chỉ trong năm 1917? 
Câu 4(2 điểm): Tình hình nước Nhật trong những năm 1918 – 1939 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ trong giai đoạn này?
B.Phần Lịch sử Việt Nam (8 điểm):
Câu 1 (6 điểm): Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của triều đình Huế ?
Câu 2( 2điểm): Nêu nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862)?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS 
Môn : LỊCH SỬ
 Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: (4.0 điểm) 
Nội dung
Điểm
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp
2.0
- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh. 
 1.0
- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ Phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
 1.0
Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm 
- Ngày 14/7/1789,quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài nhà tù Ba-xti. 
- Ngày 10/8/1792 trước tình hình “ Tổ quốc lâm nguy”, nhân dân Pa-ri cùng với quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến. 
- Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng, bọn phản động nổi loạn ở Văng-đê, Tây Bắc, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khốn khổ, phái Gi-rông-đanh không tổ chức chống ngoại xâm, nội phản, ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực. Trước tình hình đó, ngày 2/6/1793, nhân dan Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô- bi-spie khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh. 
- Từ ngày 26/6/1794 quần chúng hưởng ứng lệnh tổng động viên cùng với quân đội cách mạng đánh bại liên minh chống Pháp
Câu 2:(4.0 điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868? 
Nội dung
Điểm
a. Hoàn cảnh
1.0
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản
0,5
- Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
0,5
b. Nội dung
2,0
* Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng
0.5
* Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
0.5
* Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
0.5
* Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng
0.5
c. Ý nghĩa:
1.0
- Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
0,5
- Cuộc Duy tân Minh Trị có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản
0,5
Câu 3:(2 điểm) Vì sao ở nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng chỉ trong năm 1917? 
- Về chính trị Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng. Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc.
0.5
-Về kinh tế: suy sụp, quân đội thiếu vũ khí, lương thực.
0.25
- Về xã hội: Các tầng lớp nhân dân Nga cực khổ, đặc biệt là công nhân và nông dân
Phong trào đấu tranh phản đối Nga hoàng rộng khắp .
0.25
- Cách mạng tháng Hai đã lật đổ chế độ Nga hoàng song sau cách mạng 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính
- Lê nin và Đảng Bôn sê vích chủ chương tiếp tục lamg cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại
0.5
0.5
Câu 4(2 điểm): Tình hình nước Nhật trong những năm 1918 – 1939 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ trong giai đoạn này?
 *Giống nhau
- Đều thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh thế giới
- Kinh tế phát triển mạnh trong những năm đầu sau chiến tranh
- Phong trào công nhân phát triển, Đảng cộng sản ra đời
- Đều lâm vào khủng hoảng kinh tế thế giới
1,0
* Khác nhau
- Nhật bản thoát khỏi khủng hoảng bằng việc quân sự hóa đất nước, thiết lập chế độ phát xít tiến hành chiến tranh xâm lược ra bên ngoài
- Mĩ thoát khỏi khủng hoảng bằng chính sách nới của tổng thống Ru –dơ- ven
0,75
0,75
B.Phần Lịch sử Việt Nam (8 điểm):
Câu 1: (4.0 điểm) Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của triều đình Huế ?
Nội dung
Điểm
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trong những năm 1858-1859 :
3.0
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông; trong đó thực dân Pháp đã đẩy mạnh kế hoạch thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam.
0,5
- Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
0,5
- Chiều 31.8.1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
0,5
- Rạng sáng 1.9.1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
0,5
- Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2-1859, quân Pháp kéo vào Gia Định với âm mưu chiếm vựa lúa Nam Bộ, triệt nguồn tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, dò đường sang xâm lược Cam-pu-chia. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công chiếm thành Gia Định.
1.0
* Nhận xét về thái độ chống giặc của triều đình Huế :
 - Triều đình tỏ thái độ cầu hòa, sợ giặc, do dự, thiếu quyết đoán, không kiên quyết chống giặc, không có đường lối kháng chiến rõ ràng, từng bước đầu hàng giặc
1.0
Câu 2( 2điểm): Nêu nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862)?
-Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đong Nam kì( Định Tường, Gia đinh, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
0.5
-Mở 3 cửa biển( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do buôn bán
0.25
- Người Pháp và Tây Ban Nha được tự do truyền đạo
0.25
- Triều đình bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc
- Thực dân Pháp sẽ trả thành Vĩnh Long với điều kiện triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KHAO_SAT_HSNK.doc