Đề thi khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn ; lớp: 8 thời gian: 9 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn ; lớp: 8 thời gian: 9 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng học kì II - Năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn ; lớp: 8 thời gian: 9 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS Biên Giới
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII - NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn ; LỚP: 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
 Cấp độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
1. Văn bản
-Thuế máu
-Bàn luận về phép học
- Nhận biết tác giả, tác phẩm
- Những thủ đoạn bắt lính
3
2 đ
- Quan điểm, phương pháp học đúng đắn
1
1 đ
4
3 đ
Số câu
Số điểm
3
2 đ
1
1đ
4
3 đ
2. Tiếng việt: Hội thoại
- Vai xã hội trong hội thoại
1
1đ
1
1đ
Số câu
Số điểm
1
1đ
1
1đ
3. Tập làm văn: 
- Các kiểu trình bày nội dung trong đoạn văn
- Làm văn nghị luận giải thích một quan điểm học tập.
-Các kiểu trình bày nội dung trong đoạn văn
1
 1đ
- Xác định thể loại, yêu cầu
1
1 đ
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
2đ
Viết bài văn nghị luận trôi chảy, mạch lạc.
1 đ
- Bài văn nghị luận thể hiện sự kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tiễn.
1 đ
1
 1đ
1
5đ
Số câu
Số điểm
2
2 đ
2đ
1đ
1đ
2
6đ
Số câu
Số điểm
%
6
5đ
50%
1
3đ
30%
1đ
10%
1đ
10%
7
10đ
100%
B. NỘI DUNG ĐỀ THI:
* Đề :
 Câu 1: a.Văn bản Thuế Máu được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 đ)
b. Phân tích rõ cái gọi là “Chế độ lính tình nguyện” được nêu lên trong bài Thuế máu? ( 1,5đ)
Câu 2: Trong bài “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan điểm và phương pháp học đúng đắn nào? (1 đ)
Câu 3: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? (1 đ)
Câu 4: Có bao nhiêu cách trình bày nội dung trong đoạn văn? ( 1đ)
Câu 5: Em hãy viết bài văn nghị luận để làm rõ quan điểm “ Học đi đôi với hành” và cần “ Theo điều học mà làm” ( Trích bài Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp) ( 5 đ)
 Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII - NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi : Ngữ văn - LỚP 8
Nội dung
Điểm
Câu 1: 
a. Văn bản Thuế máu được trích từ tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc. 
b. - Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ rồi sau đó đến con nhà giàu, nếu không muốn đi lính thì xì tiền ra.
- Tốp thì bị xích tay, tốp thì bị nhốt, có lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nồng sẵn
-> Mị dân lừa bịp. Đó là một cuộc bắt lính chứ không phải tình nguyện Câu 2:
 - Quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn:
 + Mở rộng hệ thống trường học
 + Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc rồi đến tứ thư, ngũ kinh
 + Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm - “học đi dôi với hành” 
Câu 3: 
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại đó. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội như:
 + Quan hệ ngang - trên - dưới hàng
 + Quan hệ thân - sơ
Câu 4: 
Có ba cách trình bày nội dung trong đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành.
Câu 5: 
 * Mở bài: 
 - “Học đi đôi với hành”, “ Theo điều học mà làm” -> Lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của mỗi người.
* Thân bài: 
- Giải thích khái niệm “ học” và “hành”:
+ Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung, là trau dồi kiến thức để mở mang trí tuệ cho con người.
+ Hành là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống.
 Học và hành có mối quan hệ biện chứng, là quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.
- Học phải đi đôi với hành:
+ Học với hành phải đi đôi với nhau, không tách rời nhau.
+ Nếu chỉ học có kiến thức lí thuyết mà không áp dụng thực tế thì học không có tác dụng.
+ Nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng dẫn đến làm việc mò mẫm, sẽ lúng túng, trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa. ( dẫn chứng minh họa trong học tập)
- Phương pháp học của người học sinh:
+Học ở trường: Học lí thuyết kết hợp với luyện tập. Học phải chuyên cần, chăm chỉ.
+ Mở rộng ra còn học ở sách vở, bạn bè, học trong cuộc sống.
+ Tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ. Đó là lối học hình thức.
+ Cần học suốt đời, học không bao giờ dừng:
 “ Học, học nữa, học mãi” ( Lê Nin)
* Kết bài: 
- “ Học đi đôi với hành” là phương pháp học tập đúng đắn.
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên.
0,5 
1,5 
1 
1
1 
1 
1 
1 
1 
 1 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_II_nam_hoc_20152016.doc