Đề thi khảo sát chất lượng cuối năm môn : Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng cuối năm môn : Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng cuối năm môn : Ngữ văn 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CUỐI NĂM NGỮ VĂN 8
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1: Văn bản
Thơ Việt Nam 
- Thuộc bài thơ Như nước Đại Việt ta
- Nắm được tác giả, tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Cốt lõi nhân nghĩa của văn bản
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30 %
Câu 1(ý a,b,c)
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Câu 1 (ý d)
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
3 điểm 
 30%
Chủ đề 2: Tiếng việt
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20%
Nắm được các kiểu câu
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
2 điểm: 20%
Chủ đề 3: Tập làm văn
Số câu: 1
Số điểm 5
Tỉ lệ : 50%
Nghị luận một vấn đề.
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 1
5 điểm:50%
UBND .........................................
Phòng GD&ĐT .........................
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
MÔN : NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy thực hiện yêu cầu của đề bài:
Chép bài thơ có từ đầu: “Từng nghe:”đến “Song hào kiệt đời nào cũng có.” (0,5 điểm)
Cho biết bài thơ trên được trích trong tác phẩm nào và tác giả là ai? (0,5 điểm)
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 2,3 “Việc nhân nghĩa .......... trừ bạo” có thể hiểu cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân và kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là ai? (1,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Xác định kiểu câu của các câu (1), (2), (3), (4):
(1) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: 
(2) Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? 
(3) Chị Dậu gạt nước mắt: 
(4) Không đau con ạ ! 
Câu 3: Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay, nhưng quả ngọt lại ngọt ngào”. Em hãy làm sáng tỏ câu ngạn ngữ trên. 
--------- Hết -------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DÂN CHẤM
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a, Chép đúng bài thơ
(Sai từ 1 – 4 lỗi không trừ điểm, 5 – 8 lỗi trừ 0,25 điểm, từ 8 lỗi trở lên không chấm điểm) 
0,5
b, Tác phẩm: Như nước Đại Việt ta (Bình Ngô đại cáo) 
 Tác giả: Nguyễn Trãi
(HS phải nêu: Như nước Đại Việt ta hoặc Như nước Đại Việt ta (Bình Ngô đại cáo), nếu nêu: Bình Ngô đại cáo: không cho điểm)
0,25
0,25
c, Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428 (Sau khi quân ta đại thắng quân Mông – Nguyên)
(HS có thể nêu 1 hoặc 2 đáp án trên)
0,5
d, - Cốt lõi nhân nghĩa trong 2 câu thơ trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. 
(HS nêu đúng như đáp án, mỗi ý đúng được 0,25)
- Người dân mà tác giả nói là: Người dân Đại Việt
- Kẻ bạo ngược là quân Minh.
(Hs phải nêu như đáp án, nếu nêu “Người dân Việt Nam” thì không cho điểm)
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(2 điểm)
	(1) Câu trần thuật.
 	(2) Câu nghi vấn.
 	(3) Câu trần thuật
 	(4) Câu phủ định.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(5 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân. 
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Ý nghĩa câu ngạn ngữ:
- Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào- tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng.
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b. Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không nản.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm...Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.
c. Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm):
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 4 - 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. 
 - Điểm 3 – 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ ràng.
- Điểm 1 – 2,75: Bài viết còn sơ sài, mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
1,0
Chú ý:
Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm. Giáo viên cần linh hoạt trong cách chấm từng câu
Riêng câu 1,2 phải chấm đúng giống đáp án.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KY_2_VAN_8.doc