Đề thi học kì II môn vật lý lớp 8 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 60 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 932Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn vật lý lớp 8 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II môn vật lý lớp 8 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 60 phút
 ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ LỚP 8 Năm học 2015-2016
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
Công thức tính công suất .
Cơ năng của một vật.
Cấu tạo của các chất.
Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên.
Đối lưu bức xạ nhiệt.
Công thức tính nhiệt lượng.
Năng suất tỏa nhiệu của nhiên liệu.
MA TRẬN
NỘI DUNG
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cơ học
( 3 tiết)
1 (0.25đ)
4 (0.25đ) 
2 (0.25đ)
3 (0.25đ) 
13 (2đ) 
14 (2đ)
6 câu ( 5đ) 
Nhiệt học
(11 tiết)
7 (0.25đ)
8 (0.25đ)
9 (0.25đ)
10 (0.25đ)
5 (0.25đ)
6 (0.25đ)
11 (0.25đ)
12 (0.25đ)
15 ( 1đ)
16 (2đ) 
10 câu ( 5đ)
Tổng
6 câu (1.5đ)
7 câu (3.5đ)
3 câu (5đ)
16 câu (10đ)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 ĐIỂM) Chọn câu đúng và đầy đủ nhất 
Câu 1: Câu nào sau đây sai khi nói về công suất?
A. Công suất l công sinh ra trong một giây.	B. Công suất l công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
C. Công suất l một đại lượng để xác định khả năng sinh công, khả năng làm việc của người hay của máy móc.
D. Công suất l đại lượng được xác định bởi công thức p = A.t.
Câu 2: Hai máy cùng nâng một kiện hàng có khối lượng bằng nhau và cùng lên một độ cao. Thời gian máy thứ nhất thực hiện công viêc bằng nửa máy thứ hai thực hiện công việc của mình. Điều kẳng định này sau đây là đúng?
A. Công suất máy thứ nhất gấp đôi máy thứ hai	 B. Công suất máy thứ nhất bằng một nửa máy thứ hai.
C. Công suất của hai máy bằng nhau.	 D. Chưa thể khẳng định được.
Câu 3: Trong các trường hợp nào sau đây vật vừa có động năng, vừa có thế năng:
A. Vật đang chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.	B. Vật được thả rơi không vận tốc đầu.
C. Xe ô tô đang chuyển động trên mặt đường.	D. Cả A Và B đều có thế năng và động năng.
Câu 4: Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Khối lượng của vật.	B. Vị trí của vật so với mặt đất.
C. Vận tốc của vật.	D. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
Câu 5: Các chất rắn, thường có hình dáng và thể tích xác định vì:
A. Chất rắn được cấu tạo bởi nguyên tử rắn.	B. Chất rắn được cấu tạo bởi nhiều nguyên tử.
C. Chất rắn được cấu tạo bởi nhiều nguyên tử và lực hút giữa các nguyên tử với nhau ( lực liên kết nguyên tử) rất lớn.
D. Một lí do khác.
Câu 6: Hiện tượng nước đọng bên ngoài một cốc nước đá là do:
A. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
B. Các phân tử nước len lỏi giữa các phân tử thuỷ tinh và thoát ra ngoài.
C. Cốc bị rạn nứt..	D. Một lí do khác.
Câu 7: Trộn V1 (l) rượu có khối lượng m1 vào V2 (l) nước có khối lượng m2 ta được dung dịch có thể tích V (l) và khối lượng m. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. V1 + V2 = V.	B. V1 + V2 > V.	C. V1 + V2 < V.	D. m1 +m2 < m.
Câu 8: : Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng:
A. Các chất tự hoà tan vào nhau.	
B. Các phân tử của mỗi chất di chuyển từ nơi có nhiệt độ caosang nơi có nhiệt độ thấp.
C. Các phân tử của mỗi chất tự chuyển động và tự xen kẻ vào nhau. 
D. A và C đúng.
Câu 9: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào là đơn vị của nhiệt lượng:
A. Watt (W).	 	B. Pa-xcvan (Pa).	C. N/m2.	D. Jun (J).
Câu 10: Hiện tượng đối lưu chỉ xảy ra đối với:
A. Các dòng chất khí.	B. Các dòng chất lỏng.	
C. Các dòng chất khí và các dòng chất lỏng.	D. Môi trường chân không.
Câu 11: Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần thiết để làm cho:
A. 1kg chất đó tăng thêm 1oC. 	B. 1kg chất đó tăng thêm 10oC.
C. 1g chất đó tăng thêm 1oC.	D. 1g chất đó tăng thêm 10oC.
Câu 12: Tại sao dùng bếp gas lại có lợi hơn so với dùng bếp than đá? 
A.Bếp gas không làm ô nhiễm môi trường so với bếp than đá.
B. Bếp gas tiện lợi và dể sử dụng hơn so với bếp than đá.
C. Năng suất toả nhiệt của gas lớn hơn nhiều so với bếp than đá nên dùng bếp gas tinh tế hơn, tiết kiệm hơn.
D. A và C đúng.
II. TỰ LUẬN: ( 7 ĐIỂM): 
1/. Công suất là gì? Viết công thức, cho biết các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức (2đ)
2/. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F=180N. Tính công và công suất của người kéo. (2đ)
3/. Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước thay đổi thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì? (1đ)
4/. Thả một quả cầu có khối lượng 0.2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C.
a. Tính nhiệt lượng do quả cầu toả ra. (1đ)
b. Tình khối lượng nước trong cốc.(1đ)
Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau, biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là C1=880J/kgK và C2=4200J/kgK.
GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
D
A
D
D
C
A
C
D
D
C
A
D
II. TỰ LUẬN:
1. Công suất được xác định bằng công thức hiện trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất 
Trong đó: 	P: công suất (W)
	A: công thực hiện ( J)
	T: Thời gian thực hiện công (s) 
2/. Giải: Công thực hiện của người kéo.: A=Fs=180*8=1440(J).
Công suất của người kéo: P=
3/. Giải: Nhiệt năng của thỏi sắt giảm còn nhiệt năng của nước trong cốc tăng.
Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt năng là do sự truyền nhiệt.
4/. Giải: a. Nhiệt lượng do quả cầu nhôm toả ra: 
Q1=m1C1(t2-t1)=0.2*880*(100-27)=12848(J).
b. Khối lượng nước: 
Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2=m2C2( t2 -t1) =Q1
khối lượng nước m2=

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ LỚP 8 Năm học 2010.doc