Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh cấp THPT năm học 2015 – 2016 môn: Lịch sử - Lớp 10

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh cấp THPT năm học 2015 – 2016 môn: Lịch sử - Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh cấp THPT năm học 2015 – 2016 môn: Lịch sử - Lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian làm bài: 180 phút
 (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
Câu 1. 
Cư dân Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Đóng góp nào có ý nghĩa lớn nhất? Vì sao? 
Câu 2. 
Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đó? 
Câu 3. 
Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì? Tại sao lại khẳng định như vậy? Là học sinh, em cần làm gì để giữ gìn truyền thống yêu nước đó trong giai đoạn hiện nay?
Câu 4. 
Tại sao thế kỉ XIII được xem là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực Đông Nam Á? Em hãy chọn một quốc gia tiêu biểu và nêu những biểu hiện phát triển của quốc gia đó trong khoảng thời gian từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
Câu 5. 
Trình bày và nhận xét tình hình giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII.	
------------ HẾT ------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh.Số báo danh............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10
HƯỚNG DẪN CHẤM
 (Bản hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Bài của thí sinh có thể có cách làm và diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung, đủ ý và không sai kiến thức cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa như hướng dẫn chấm. 
- Tổng điểm bài thi: 20 điểm .
II. Hướng dẫn chi tiết và biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Cư dân Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Trong đó, đóng góp nào có ý nghĩa lớn nhất? Vì sao?
3.0
1. Những đóng góp của cư dân Hi Lạp và Rô-ma cổ đại.
- Lịch và chữ viết:
+ Tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên định ra một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
+ Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C gồm 26 kí tự; “số La Mã”
0.5
- Khoa học: Đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết khoa học thực sự trở thành khoa học, với các thành tựu nổi bật trong 4 lĩnh vực: toán học, vật lý, sử học, địa lí (HS lấy dẫn chứng cụ thể)
0.5
- Văn học:
+ Nổi bật nhất là kịch với các tác giả nổi tiếng như E-sin, Xô-phốc-lơ, Ơ-ri-phít
+ Văn học đạt đến trình độ hoàn thiện, mang tính nhân đạo sâu sắc
0.5
- Nghệ thuật:
+ Để lại rất nhiều tượng và đền đài đều có giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinh động.
+ Các công trình tiêu biểu: tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô, đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rô-ma
0.5
2. Lý giải
- Đóng góp lớn nhất là sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh. Vì:
0.5
- Hệ chữ cái La-tinh gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
- Từ hệ chữ cái La-tinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên tất cả các lĩnh vực, mang nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn. 
0.5
Câu 2
Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc nhân dân ta đã làm gì để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống đó ? 
4.0
1. Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần 
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và có một ít đồ sắt. Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ, ngoài ra còn có các loại khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, cá, thịt Đồ dùng gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu bằng gốm và đồng thau
0.75
- Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Thường ngày nam đóng khố, cởi trần, nữ mặc áo, váyCả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức.
0.5
- Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng với nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
0.75
- Có nhiều tục lệ như cưới xin, ma chay, làm bánh chưng bánh giàylễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
0.5
2. Để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt cổ nhân dân ta đã: 
- Tiến hành bền bỉ công cuộc đấu tranh chống đồng hóa, song song với các cuộc khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ, giành lại độc lập chủ quyền.
0.5
- Giữ gìn ngôn ngữ, các phong tục, tập quán truyền thống (ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ, tục xăm mình, đi chân trần, ở nhà sàn, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên) 
1.0
Câu 3
Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì? Tại sao lại khẳng định như vậy? Là một học sinh THPT em cần làm gì để giữ gìn truyền thống yêu nước đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
8.0
1. Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là: chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
1.0
2. Lý giải
- Nguyên nhân Việt Nam thường xuyên phải chống ngoại xâm
+ Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng (có 3 mặt giáp biển, là cửa ngõ con đường giao lưu quốc tế...) nên luôn bị các thế lực bên ngoài nhòm ngó, xâm lược. 
0.5
+ Dân tộc Việt Nam phải luôn luôn ở trong tư thế chống giặc ngoại xâm và phải liên tiếp đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược với thời gian kéo dài.
- Trong suốt thời kì phong kiến (XI - XVIII) dân tộc ta đã phải tiến hành hàng loạt cuộc khởi nghĩa, kháng chiến giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Đó là:
+ Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi năm 981...
+ Kháng chiến chống Tống thời Lý 1075 – 1077 với chiến thắng Như Nguyệt...
0.75
+ Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần năm 1258, 1285, 1287 – 1288 với chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương...đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng 1288...
0.75
+ Trong suốt quá trình kháng chiến chỉ có 1 lần thất bại tạm thời (nhà Hồ). Nhưng ngay sau thất bại ấy dân tộc ta lại vùng lên khởi nghĩa liên tục và quét sạch quân giặc ra khỏi đất nước bằng một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi vang dội (khởi nghĩa Lam Sơn)...
0.75
+ Kháng chiến chống Xiêm thắng lợi năm 1785 với trận Rạch Gầm – Xoài Mút...
+ Kháng chiến chống Thanh thắng lợi 1789 với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa....
0.75
- Trong quá trình chống ngoại xâm, truyền thống yêu nước được phát huy cao độ:
+ Trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng chênh lệch nhân dân Việt Nam đã đoàn kết lại, nhất trí, đồng lòng vượt qua mọi hi sinh gian khổ, phát huy mọi tài năng trí tuệ, chiến đấu dũng cảm kiên cường, ý thức tình cảm và tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước càng trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
+ Dẫn chứng tiêu biểu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa (việc làm của Thái hậu họ Dương, hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản, việc giảng hòa của Trần Quốc Tuấn với Trần Quang Khải, tiếng hô vang “Đánh!” của các vị bô lão tại hội nghị Diên Hồng, việc làm của bà lão bán nước, cô hát ả đào, Yết Kiêu, Dã Tượng, hành động Lê Lai liều mình cứu Chúa, bài Hịch của Lý Thường Kiệt, Quang Trung – Nguyễn Huệ, sự hưởng ứng của nhân dân khi Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An hay khi Quang Trung hành quân thần tốc ra Bắc vừa đi vừa tuyển quân....)
1.5
- Thông qua quá trình chống ngoại xâm đã hình thành nên nhiều nét đẹp trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt (đoàn kết toàn dân, chịu đựng gian khổ, tinh thần xả thân vì độc lập dân tộc...); hình thành nên kho tàng nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam (tiến hành cuộc tranh nhân dân, chước thanh dã, rút lui chiến lược và phản công chiến lược, đánh lâu dài, đánh và đàm...) 
1.0
3. Học sinh có thể phát biểu suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với lứa tuổi và đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Có thể phát biểu theo những ý sau:
1.0
+ Tự hào về đất nước, tôn kính những vị anh hùng dân tộc...
+ Hăng say học tập, lao động sáng tạo...
+ Làm những việc ích nước, lợi nhà....
+ Góp phần giữ gìn di sản văn hóa dân tộc...
Câu 4.
Tại sao nói thế kỉ XIII được xem là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực Đông Nam Á. Em hãy chọn một quốc gia tiêu biểu và nêu những biểu hiện phát triển của quốc gia đó trong khoảng thời gian từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
2.0
1. Lý giải
- Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, lập nên vương quốc A-út-thay-a và Su-khô-thay, đến thế kỉ XIV thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Năm 1349 thống nhất thành A-út-thay-a. 
Một nhóm người Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê công, lập nên vương quốc Lan Xang vào giữa thế kỉ XIV.
0.75
- Sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, một số quốc gia đã trải qua thời kì tích lũy từ trước, bước vào thời kì phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỉ XVIII (Đại Việt...)
0.5
2. Học sinh có thể chọn một trong số các quốc gia tiêu biểu Đại Việt, A-út-thay-a, Lan Xang và nêu những biểu hiện phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia đó.
0.75
Câu 5
Trình bày và nhận xét tình hình giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII.	
3.0
1. Trình bày 
Từ TK XI đến TK XV giáo dục Nho học dần hoàn thiện và phát triển:
- Năm 1070 xây dựng Văn Miếu, năm 1076 xây dựng Quốc tử giám, năm 1484 dựng bia, ghi tên tiến sĩ...
- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Quy chế thi cử được ban hành rõ ràng...
- Nội dung học tập được qui định chặt chẽ. Số người đi học ngày càng đông.
0.75
Từ TK XVI đến TK XVIII giáo dục và khoa cử theo hệ thống Nho giáo vẫn được duy trì tương đối liên tục:
 - Nhà Mạc, Nhà nước Lê - Trịnh tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài... Ở Đàng Trong năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên
- Ở triều đại Tây Sơn chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử.
- Nội dung giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý.
0.75
2. Nhận xét
- Từ thế kỉ XI – XVIII, giáo dục Đại Việt phát triển thăng trầm qua 2 giai đoạn:
+ Từ thế kỉ XI – XV, giáo dục Đại Việt trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước... Sự phát triển giáo dục còn góp phần phát triển văn hóa...
+ Từ thế kỉ XVI – XVIII, giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút.
1.0
- Giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế thương nghiệp.
0.5
------------ Hết ------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_lop_10.doc