Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử (thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử (thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học: 2015 – 2016 môn: Lịch sử (thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Lịch sử 
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
	Câu 1: (3,5 điểm) 
	Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
	Câu 2: (2,5 điểm)
	Trình bày nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết. Hãy kể tên một số tổ chức đang hoạt động ở Việt Nam. 
	Câu 3: (4,0 điểm)
	Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì?
	Câu 4: (4,5 điểm)
	Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Những hoạt động từ khi rời Tổ Quốc đến năm 1917. Con đường tìm chân lý cứu nước của Người có gì độc đáo và khác so với lớp người đi trước.
	Câu 5: (5,5 điểm)
	Trình bày đặc điểm và thái độ của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này?
..Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: .... Số báo danh:
HƯỚNG DẪN CHẤM 
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học 2015 - 2016. Môn: Lịch Sử
Nội dung
Điểm
Câu 1: (3,5 điểm) Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
* Sự phát triển của kinh tế Mĩ:
- Trong những năm 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% -1948).
0,5
- Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật cộng lại.
0,5
- Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
0,5 
* Nguyên nhân của sự phát triển:
- Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
0,5 
- Trong CTTG thứ hai, nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình để phát triển sản xuất, bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.
0,5
- Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nguồn nhân lưc dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.	
 0,25
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất.	
0,25
- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp quân sự, các công ty và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
0,25
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
0,25
Câu 2: (2,5 điểm) 
 Trình bày nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết. Hãy kể tên những tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam.
- Tháng 10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập.
0,25
– Nhiệm vụ:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
0,25
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.
0,25
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
0,25
– Vai trò: + Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
0,25
+ Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
0,25
+ Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế,văn hóa, khoa học kĩ thuật.
0,25
– Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:
+ Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, giúp các vùng bị thiên tai, ngăn chặn dịch AIDS.
0,25
+ Chương trình phát triển LHQ-UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ-UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA gíup 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD
0,25
– Những tổ chức LHQ hoạt động tại Việt Nam:
+ UNICEF (quỹ nhi đồng)
+ FAO (nông nghiệp lương thực)
+ UNESCO (văn hóa khoa học giáo dục)
+ PAM (chương trình lương thực) 
0,25
Câu 3: (4.0 điểm) 
 Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì? 
* Sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”:
+ Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế...
0,5
+ Trật tự thế giới mới đang hình thành: đa cực, nhiều trung tâm...
0,5
+ Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm...
0,5
+ Nhưng ở nhiều khu vực (châu Phi, Tây Á) lại xảy ra xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng...
0,5
+ Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển.
0,5
+ Thời cơ với Việt Nam:
- Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác. Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ. 
- Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa. 
0,5
0,25
+ Thách thức với Việt Nam: 
- Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn; quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. 
- Âm mưu chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước... 
0,5
0,25
Câu 4: (4,5 điểm)
 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Những hoạt động từ khi rời Tổ Quốc đến năm 1917. Con đường tìm chân lý cứu nước của Người có gì độc đáo và khác với lớp người đi trước. 
* Hoàn cảnh:
 + Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình trí thức yêu nước.
0,25
+ Sinh tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An – Một vùng quê có truyền thống đấu tranh cách mạng, trong lúc nước nhà bị Pháp cai trị.
0,5
+ Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại.
0,25
+ Sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước. Người đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
0,5
+ Ngày 5/6/1911 từ bến cảng nhà rồng Người đã ra đi tìm đường cứu nước.
0,5
* Hoạt động của Người từ năm 1911 – 1917: 
+ Từ năm 1911-1917, Người qua nhiều nước, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, Người tiếp xúc với nhiều tầng lớp.
0,5
+ Người rút ra kết luận: Ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man. Người đã nhận rõ bạn và thù.
0,5
+ Cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực viết nhiều sách báo tố cáo bọn thực dân đế quốc và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
0,5
+ Những hoạt động trên là cơ sở để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
0,5
* Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành độc đáo và khác so với lớp người đi trước:
Nguyễn Tất Thành không lựa chọn con đường phương Đông như các nhà yêu nước đương thời, mà sang phương Tây nơi có nền kinh tế và khoa học - kĩ thuật tiên tiến, Người muốn hiểu thực chất tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái ” của cách mạng Pháp, đến nước Pháp – Nước đang thống trị dân tộc mình để hiểu nước Pháp và tìm đường cứu nước
0,5
Câu 5: (5,5 điểm)
 Trình bày đặc điểm và thái độ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Vì sao giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này?
* Đặc điểm và thái độ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động làm cho xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc.
0,25
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông. 
+ Một bộ phận câu kết với Pháp để áp bức bóc lột nhân dân. Tuy nhiên một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
0,25
0,5
- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% dân số, đời sống vô cùng khổ cực, họ phải gánh chịu nhiều thứ thuế. Họ bị bần cùng phá sản trên quy mô lớn...
+ Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc, họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
0,5
0,5
- Tầng lớp tư sản: là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công... Họ bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm về kinh tế, lệ thuộc chặt chẽ vào Pháp.
+ Có thái độ chính trị nửa vời, cải lương hai mặt dễ thỏa hiệp với thực dân Pháp.
0,5
0,5
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: cuộc sống bấp bênh; Gồm học sinh, viên chức cấp thấp, nhà giáo,...
+ Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
0,5
0,5
- Giai cấp công nhân: xuất thân từ giai cấp nông dân; có khoảng 10 vạn người. Họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nặng nề...
+ Họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt, ...
0,5
0,5
* Giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt nam sau này:
- Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nước, cách mạng, là lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng nước ta. - Giai cấp công nhân nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chỉ khi giai cấp công nhân thành lập được một chính đảng độc lập của mình 
0,25
0,25
.HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI CHON HSG TỈNH 2015-2016 (Su).doc