Đề tham khảo thi thpt quốc gia năm 2015 môn: Ngữ văn thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi thpt quốc gia năm 2015 môn: Ngữ văn thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo thi thpt quốc gia năm 2015 môn: Ngữ văn thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GD& ĐT 
TRƯỜNG THPT 
ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
BỘ ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm)	
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu1 đến câu 5
	Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ haiViệt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùmchắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện raCái cằm nhọn hoắt của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã len nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ
 1. Đoạn văn thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào? (0.5 điểm) 
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? (0.25 điểm)
3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? (0.25 điểm)
4. Tìm câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh và nêu hiệu quả của phép tu từ đó? (0.5 điểm)
 5.Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hiện nay? ( 0.5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 6 đến câu 8:
	Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
	Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
	Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
	Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
 (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang 144-145).
Xác định phương thức biểu đạt chủ đạo trong đoạn thơ trên? (0.25 điểm)
Những dòng thơ nào thể hiện rõ chất suy tưởng triết lí của nhà thơ? (0.25 điểm)
 8 . Anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân qua đoạn thơ trên? (0.5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0điểm)
Câu 1. (3,0điểm)
Luôn luôn hướng tới mục đích thì người chậm chạp nhất cũng tiến nhanh hơn kẻ nào cứ lang thang không mục đích.
	(G. Let-xinh)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên..
Câu 2. (4,0điểm)
	Về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Đặc sắc nổi bật của thiên truyện ngắn này là hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Đặc sắc chủ yếu, cơ bản của truyện Rừng xà nu là khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên, đã thắp sáng lên chân lí của một thời đau thương và vô cùng anh dũng. 
	Bằng cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
............................................ Hết .............................
 	GỢI Ý ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM BỘ ĐỀ SỐ 1
 ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
	 MÔN: NGỮ VĂN
Phần I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm)
Câu 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Điểm 0.25: Ghi đúng tên tác phẩm
Điểm 0.25: Ghi đúng tên tác giả
Điểm 0: Không trả lời được ý nào
Câu 2. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Điểm 0.25: Trả lời đúng
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
	Câu 3. Đoạn văn kể về nhân vật Việt bị thương ở chiến trường, trong khi tỉnh dậy, Việt nghe
được tiếng súng của ta, Việt nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.
Điểm 0.25: Trả lời theo cách trên
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.
 	Hiệu quả nghệ thuật: tiếng súng so sánh với tiếng mõ như muốn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang bị thương nằm lại một mình giữa chiến trường và làm sống dậy tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong buổi đầu đánh Mĩ. Từ đó cho thấy tình yêu quê hương đất nước, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.
- Điểm 0.25: Tìm được câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh
- Điểm 0.25: Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đó
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
 Câu 5. Đoạn văn cần đảm bảo:
	- Đúng hình thức cấu tạo của đoạn văn
	- Thể hiện tư tưởng, thái độ đúng đắn về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ ngày nay.
+ Điểm 0.5: Đoạn văn đảm bảo các ý trên
+ Điểm 0: Không viết hoặc có viết nhưng lạc đề.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chủ đạo trong đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
	- Điểm 0.25: Xác định đúng phương thức biểu đạt trên
	- Điểm 0: Nêu sai phương thức biểu đạt hoặc không viết 
 Câu 7. Câu thơ thể hiện rõ chất suy tưởng triết lí của nhà thơ: 
 Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
	Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Điểm 0.25: Nêu được hai câu thơ
Điểm 0: Nêu sai hoặc không nêu được câu thơ nào.
 Câu 8. Bài học rút ra: Phải yêu quí, trân trọng mảnh đất mình đang sống như quê hương nơi mình được sinh ra
Điểm 0.5: Trả lời được các ý trên
Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai.
Phần II. Làm văn ( 7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
	* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
	* Yêu cầu cụ thể: 
	a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
	b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người xung quanh. 
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 
	c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): 
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 
	+ Giải thích ý kiến để thấy được: Mục đích là lí tưởng, hoài bão, khát vọng vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người; Ý kiến này muốn đề cập đến phẩm chất kiên trì nhẫn nại là phẩm chất quan trọng để đi đến mục đích của mỗi con người.
	+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
	+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh cần phải biết kiên trì nhẫn nại, quyết tâm thực hiện mục đích đề ra của mình. Song cần bàn bạc, mở rộng vấn đề, để đi đến mục đích trong cuộc sống, mỗi con người cần xác định mục đích đúng đắn, cao cả, phù hợp với sở trường, năng lực của bản thân và cần phải có kế hoạch, phương pháp thực hiện khoa học, hiệu quả...
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. 
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
	d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc thuyết phục. 
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ không xác đáng. 
	e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm) 
	* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
	* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn luận hai ý kiến đánh giá về nét đặc sắc trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 
(2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, luận đề.
	* Nguyễn Trung Thành (sinh 1932, bút danh khác Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, sống găn bó và hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống con người Tây Nguyên. 
	* Rừng xà nu viết năm 1965, ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2/1965), sau đó được in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), là một truyện ngắn viết rất thành công về đất và người Tây Nguyên. 
* Nêu (trích dẫn) ý kiến 
+ Giải thích ý kiến
++ Ý kiến thứ nhất: 
	Vẻ đẹp làm nên giá trị nổi bật, gây ấn tượng mạnh, dễ nhận thấy của truyện ngắn Rừng xà nu là đã tạo ra được nét riêng về khí chất, màu sắc Tây Nguyên đậm đà. 
++ Ý kiến thứ hai	
	Vẻ đẹp chủ yếu làm nên giá trị về chiều sâu tư tưởng của truyện Rừng xà nu là ngợi ca những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên. Số phận, cuộc đời bi tráng của họ đã làm sáng rõ chân lí của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng dân tộc. 
+ Phân tích, chứng minh ý kiến
++ Ý kiến 1: Đặc sắc nổi bật của thiên truyện ngắn này là hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ.
	Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần bám sát ý kiến nêu trong đề và cơ bản làm nổi bật được hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ thể hiện trong cách đặt nhan đề, trong cảnh sắc thiên nhiên, trong các chi tiết sinh hoạt, truyền thống văn hóa, trong cách cảm nghĩ, lời ăn tiếng nói và tính cách nhân vật, trong tên của bản làng, tên người, ...
++ Ý kiến 2: Đặc sắc chủ yếu, cơ bản của truyện Rừng xà nu là khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của của núi rừng Tây Nguyên, đã thắp sáng lên chân lí của một thời đau thương và vô cùng anh dũng - "Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo".
	Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần bám sát ý kiến nêu trong đề và cơ bản làm nổi bật được: Khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên thể hiện qua số phận, cuộc đời, tính cách của các nhân vật tiêu biểu (cụ Mết, Tnú, Dít, Heng) đã quật khởi đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Thông qua số phận, cuộc đời bi tráng của họ, tác phẩm thể hiện rõ chân lí của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng dân tộc. Đây chính là chiều sâu tư tưởng mà tác phẩm thể hiện. 
+ Bình luận về ý kiến
	Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đánh giá được:
++ Cả hai ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp làm nên những mặt giá trị khác nhau của truyện: bức tranh thiên nhiên và con người Tây Nguyên là vẻ đẹp nổi bật; khẳng định chân lí của thời đại là vẻ đẹp tư tưởng chủ yếu, xuyên suốt trong chiều sâu của tác phẩm.
++ Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, tạo nên sự nhìn xác đáng hơn về nhứng đặc sắc làm nên giá trị nhiều mặt của truyện Rừng xà nu.
	Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. 
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các 
yếu tố biểu cảm,) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm 
và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
 - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng 
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc 
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_2016.doc