Đề tài Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng một số sai lầm thường mắc - Nguyên nhân và cách sửa

docx 21 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng một số sai lầm thường mắc - Nguyên nhân và cách sửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng một số sai lầm thường mắc - Nguyên nhân và cách sửa
SỞ GD VÀ ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG THPT 19-5
KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG
MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA
	Tác giả	:	NGUYỄN MẠNH THƯỜNG
	Trình độ chuyên môn	:	Cử nhân thể dục thể thao
	Chức vụ	:	Giáo viên
	Đơn vị công tác	:	Trường THPT 19-5
HÒA BÌNH, NĂM 2016
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Thực tế những năm gần đây phong trào tập luyện của các em học sinh trong nhà trường đã phát triển đi lên và tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là phong trào thi đấu thể thao lấy thành tích cao của nhà trường và của cấp tỉnh. 
	Cụ thể các môn như : Bóng chuyền, bóng đá, đẩy tạ, chạy các cự ly đều đạt được các giải cao của tỉnh.
	Nhưng nói đến nhảy cao thì các thành tích đạt được còn rất hạn chế, mặc dù tố chất cần của môn nhảy cao thì các em học sinh của trường có đầy đủ (do các em là học sinh của trường miền núi, có tố chất thể lực bẩm sinh tốt).
	Xuất phát từ những đặc điểm trên và quá trình giảng dạy của học sinh tôi đã thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề. Vì vậy tôi xác định nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: 
	“KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỀU NẰM NGHIÊNG – MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA” 
2. Mục tiêu của sáng kiến
	Mục tiêu : Nhằm phát hiện ra các sai lầm thường mắc, tìm ra nguyên nhân và cách sửa trong nhảy cao nằm nghiêng nhằm tạo bước đà phát triển kỹ thuật và nâng cao thành tích trong thi đấu và học tập của học sinh trong trường. 
 Căn cứ vào mục tiêu trên sáng kiến tiến hành giải quyết các mục tiêu sau 
	Mục tiêu 1 : Nhằm hoàn thiện tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh.
	Mục tiêu 2 : Đảm bảo kỹ thuật và nâng cao thành tích lấy thành tích chuẩn bị cho thi đấu, lấy thành tích cho nhà trường.
Từ những nhận định trên tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trên. 
	Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho đối tượng là học sinh khối 10 và khối 11 của trường THPT 19-5 Kim Bôi - Hòa Bình.
CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Nêu vấn đề của sáng kiến
Xác định chuẩn các vấn đề của sáng kiến
Nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong trường phổ thông là mục tiêu của môn học, tùy thuộc và điều kiện thực tế của từng trường để xây dựng chương trình tất cả các em học sinh cũng biết và nắm được kỹ thuật cơ bản của nhảy cao nằm nghiêng.
Các bài tập giáo viên đưa ra phải được thực hiện liên tục có hệ thống đặc biệt trong môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng các kỹ thuật thực hiện thuần thục, nhanh gọn dứt khoát qua đó các bài tập khi áp dụng vừa có tác dụng thiết thực đến học sinh.
Căn cứ vào đó làm sao cho học sinh thực hiện tốt kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng và phải đúng kỹ thuật.
Quy trình thực hiện các vấn đề của sáng kiến
Trong thực tế cho thấy lúc ban đầu khi mới học và tập luyện người học cảm thấy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là khó, tuy nhiên để thực hiện tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng giáo viên cần hướng dẫn học sinh những động tác bổ trợ trước và những bài tập thích hợp để hình thành kỹ thuật, giáo viên có sửa chữa cho học sinh trên cơ sở đó học sinh phải có kỹ thuật hình thành.
Giải pháp thực hiện sáng kiến
Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng 
- Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng được chia thành 4 giai đoạn
+ Giai đoạn chạy đà
+ Giai đoạn giậm nhảy
+ Giai đoạn trên không
+ Giai đoạn tiếp đất
Giai đoạn chạy đà 
Giai đoạn chạy đà được tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân giậm vào chỗ giậm nhảy.
Nhiệm vụ của giai đoạn này là tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho động tác giậm nhảy.
Hướng chạy đà : Giậm nhảy chân nào thì chạy đà phía bên đó của xà.
Góc độ chạy đà khoảng 30 – 400 
* Kỹ thuật của giai đoạn chạy đà gồm có 
- Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà 
- Kỹ thuật chạy đà
a- Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà
Thường có một số dạng là :
	- Đứng chân trước, chân sau : Chân nọ cách chân kia khoảng 15-20cm mũi bàn chân trước đặt sát vách xuất phát (nếu chạy đà bước chẵn thì chân lăng đạt sau, nếu chạy đà bước lẻ chân giậm nhảy đặt sau). Chân trước đặt cả bàn chân xuống đất, đầu gối co ít hơn chân sau, trọng tâm cơ thể dồn chủ yếu chân trước. Chân sau co gối nhiều hơn mũi bàn chân chạm đất thân trên hơi ngả vào mặt đất phía trước cách vạch xuất phát khoảng 2-3m .
	- Ở tư thế chuẩn bị, trước khi chạy đà người nhảy thường có động tác ngả thân trên ra phía sau, rồi mới tiến hành bước chạy đà đầu tiên.
	- Đứng hai chân song song, sát vạch xuất phát, hai đầu gối hơi co, thân trên ngả về trước, mắt nhìn vào mặt đất phía trước vạch xuất phát khoảng 2-3m hoặc nhìn vào xà, hai tay buông tự nhiên.
	- Đi vài bước từ vạch xuất phát phụ đến vạch xuất phát mới chính thức bắt đầu chạy đà.
	- Tư thế sử dụng bất kỳ tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà nào cũng phải ổn địnhvà tạo thành thói quen (tránh cơ thể gò bó, căng thẳng mà ngược lại hết sức thả lỏng, tự nhiên và đặc biệt phải tập trung chú ý) có một số người ngắm xà hít thở sâu trước khi chạy đà, một số tự cầu may hoặc nhắc nhở sự chuyên tâm của bản thân ... nhằm tạo ra sự tập trung chú ý quyết tâm và hưng phấn cao.
b. Kỹ thuật chạy đà
	Gồm 2 phần 
	Phần 1 : Tính từ khi bắt đầu chạy đà, từ vạch xuất phát cho đến 3 bước đà cuối, ở những bước chạy đà đầu tiên độ dài mỗi bước chạy tiếp theo cần dài hơn bước trước, kết hợp tăng dần tốc độ và giảm dần độ ngả thân trên về trước. Sau đó duy trì tốc độ đạt được cho đến giậm nhảy. Muốn vậy cần tích cực đạp mạnh chân sau, chủ động nâng cao đùi về trước và kết hợp nhịp nhàng với đánh tay (chủ yếu đánh tay ra sau nâng dần độ ngả thân trên lên cao) 
	Phần 2 : 3 bước cuối cùng trước khi giậm nhảy 
	Ở 3 bước đà cuối cần chú ý bước đầu tiên dài hơn, bước thứ hai dài nhất, bước thứ 3 ngắn nhất. Bước cuối cùng ngắn nhất nhưng phải thực hiện với tốc độ nhanh nhất, để thân trên ngả ra sau. Lúc này gót chân giậm nhảy, chân giậm nhảy, hông và thân trên tạo thành như một cánh tay đòn để chuyển sự di chuyển của trọng tâm cơ thể từ chiều nằm ngang thành chiều di chuyển chếch lên cao về trước. Điều này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho chân giậm nhảy làm việc được dễ dàng, mặt khác nó phối hợp với lực do chân giậm nhảy đạp xuống đất tạo nên sẽ giúp cho trọng tâm cơ thể di chuyển lên cao ở mức cao nhất, cụ thể : 
	- Bước thứ nhất : Chân giậm nhảy bước về trước nhanh hơn bước trước đó và đặt chân chạm đất bằng gót bàn chân. Sau đó đưa nhanh chân đá lăng về trước để thực hiện bước thứ hai.
	- Bước thứ hai : Bước này dài nhất trong ba bước đà cuối, chân chạm đất (chân lăng) hơi miết cổ chân xuống dưới ra sau, thân trên cần giữ thăng bằng không ngả vai ra sau, trước khi kết thúc thời kỳ chống đỡ và phải duy trì tốc độ đạt được khi chân chạm đất cần thẳng theo hướng chạy đà đã chạy tránh đặt lệch hướng hoặc do yếu tố tâm lý làm rối loạn hướng và nhịp làm giảm tốc độ chạy đà. 
	- Bước thứ ba : Đây là bước đặt chân giậm nhảy ra điểm giậm nhảy bước này ngắn hơn hai bước trước một chút nhưng lại phải thực hiện rất nhanh, thời kỳ chống đỡ ở cuối bước thứ hai, trọng tâm cơ thể hơi hạ thấp hơn bình thường bằng cách chân chống đỡ (chân lăng) không duỗi thẳng mà hơi co, tiếp theo chân giậm nhảy vươn nhanh về trước và đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy, chân giậm nhảy gần như thẳng gót bàn chân tiếp đất, sau đó nhanh chóng chuyển thành cả bàn chân. Chân lăng co phía sau, thân trên và hai vai hơi ngả ra sau. Đầu và cổ không ngả theo ra sau mà hướng mắt về trước lên cao, hai tay phối hợp tự nhiên hoặc hơi co ra phía sau, hai khuỷu tay hướng ra sau.
	Chú ý : Không phải thân trên chủ động ngả ra sau mà chủ yếu do đưa nhanh chân giậm nhảy và vùng hông cùng bên về trước tạo nên, khi đặt bàn chân vào điểm giậm nhảy cần thẳng hướng với hướng chạy đà và không nên nghiêng sâu thân về phía xà.
	2.1.2 Giai đoạn giậm nhảy
	Giai đoạn giậm nhảy được xác định từ khi đặt chân giậm nhảy và điểm giậm đến khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất.
	Nhiệm vụ của giai đoạn này là thay đổi phương chuyển động của trọng tâm cơ thể theo chiều nằm ngang thành di chuyển chếch lên cao về trước.
	Góc độ giậm nhảy tốt nhất là 90-940 để đạt được góc độ bay của trọng tâm cơ thể trong không gian 70 -800 
	Sau hoàn thành bước cuối cùng của chạy đà, thân và chân giậm nhảy tạo thành một đoạn thẳng chếch ngược với hướng chạy đà trong đó bàn chân giậm nhảy đặt trên mặt đất là điểm tựa tạo cho việc giậm nhảy đạt hiệu xuất cao. Khi đặt cả bàn chân giậm nhảy chạm đất phối hợp khuỵu gối, sau đó dùng cơ của đùi, cẳng chân, sức bật của bàn chân độ linh hoạt của cổ chân, đầu gối và hông để đạp xuống đất, đồng thời phối hợp với chân đá lăng đá mạnh từ sau về trước lê cao cùng với đánh 2 tay để nâng thân người lên cao (Khi đã chân lăng phía trước, lên cao chủ động sử dụng sức của đùi và độ linh hoạt của khớp hông, tích cực đá mạnh, nâng chân lên cao, hai tay đánh mạnh từ dưới lên cao theo kiểu hơi vòng xuống dưới rồi lên cao) Tạo khả năng nâng người lên cao.
	Giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến thành tích của người nhảy, muốn vậy sự phối hợp giữa chân giậm nhảy với chân đá lăng và đánh hai tay phải hết sức nhịp nhàng, chính xác để các cử động đó hỗ trợ cho nhau chứ không phải cản trở lẫn nhau.
	2.1.3 Giai đoạn trên không 
	- Giai đoạn trên không được tính từ khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất.
	- Nhiệm vụ của giai đoạn này là hợp lý mọi hoạt động trong khi bay để nâng cao hiệu quả khi qua xà. 
	- Góc độ bay của trọng tâm cơ thể trong không gian khoảng 70-800 
	Khi chân giậm rời khỏi mặt đất thân người bắt đầu hơi nghiêng về phía xà, chân đá lăng và hai tay ở trên cao, chân giậm nhảy còn đang duỗi thẳng, toàn bộ thân đang bay trên đỉnh cao nhất theo một đường cong về phía xà chân đá lăng duỗi thẳng và khi ở gần đỉnh cao thì xoay gót chân hướng về mũi bàn chân về phía xà tạo cho hông tiếp tục di chuyển lên cao, và thân người trở thành nằm nghiêng trên xà. Khi qua xà, tay cùng chiều chân đá lăng duỗi thẳng, tay kia ép sát bụng hoặc duỗi thẳng tự nhiên. Chân giậm nhảy co, bàn chân thu vào sau kheo chân, chân đá lăng, thân người nằm nghiêng khi qua xà. Tiếp theo chân giậm nhảy duỗi dần ra, hai tay duỗi ra phía trước để cùng với chân giậm nhảy chuẩn bị tiếp đất.
	- Động tác xoay gót chân đá lăng ở trên cao có một ý nghĩa đặc biệt giúp cho khi nhảy đạt được tư thế “nằm nghiêng tiếp xà” 
	- Như vậy khi qua xà ở nhảy cao “nằm nghiêng” xà ở phía dưới mông và hướng cùng với chân giậm nhảy, so sánh với kiểu nhảy bước qua khi qua xà, xà ở phía dưới mông thì đoạn đường từ điểm trọng tâm cơ thể đến hông ngắn hơn đến mông, do vậy cùng bật ở độ cao như nhau nhưng nhảy cao kiểu nằm nghiêng qua xà ở mức độ cao hơn chính nhờ sự ưu việt đó, kiểu nhảy nằm nghiêng được xếp vào loại tiên tiến hơn kiểu nhảy bước qua trong nhảy cao. Giai đoạn trên không có khái niệm thay đổi đường đi của trọng tâm cơ thể không gian, không có khái niệm thay đổi được độ cao của trọng tâm do chạy đà và giậm nhảy tạo nên chúng ta chỉ có thể nghĩ ra kiểu nhảy để qua xà tận dụng độ cao đó, càng cao càng tốt. Cho nên xét về góc độ vật lý, giai đoạn trên không trong nhảy cao không phải là quan trọng nhất. Bởi vì nó không tạo ra lực để đưa người lên cao. Tuy nhiên trong thực tế nó lại có ý nghĩa bảo vệ thành tích của người nhảy. Không những thế cần có khả năng nâng cao được thành tích nhờ sự ưu việt của các kiểu nhảy khác nhau.
2.1.4 Giai đoạn tiếp đất 
	- Giai đoạn tiếp đất được tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến lúc chuyển động của thân người hoàn toàn đứng lại.
	- Nhiệm vụ của giai đoạn tiếp đất trong nhảy cao là đảm bảo an toàn cho người nhảy.
	- Sau khi qua xà, chân nhảy nhanh chóng duỗi thẳng ra để chủ động tiếp đất, tay cùng chân với chân giậm nhảy hoặc cả hai bàn tay duỗi ra sau và lên cao. Khi chân giậm nhảy bắt đầu chạm cát thì chủ động co dần lại ở mức hợp lý để giảm dần tốc độ rơi của trọng tâm cơ thể. Lúc này có thể phối hợp chống hai tay xuống cát, sau đó đưa chân đá lăng về chạm cát rồi đứng thẳng người lên và đi ra khỏi hố. 
2.2 Một số sai lầm thường mắc – Nguyên nhân và cách sửa
2.2.1 Giai đoạn chạy đà 
a- sai lầm thường mắc 
	- Chạy đà không đúng góc độ : Bị rối loạn đà dẫn đến tốc độ ở mấy bước cuối hoặc đặt sai chân vào điểm giậm nhảy, hay đặt chân giậm nhảy không đúng điểm giậm nhảy.
	- Có một số chưa xác định đà và chân giậm nhảy.
b- nguyên nhân 
	- Ít tập luyện nên chưa nắm bắt và thực hiện được một cách chính xác.
	- Chưa tìm ra đặc điểm của bản thân
	- Không tập trung chú ý khi tập luyện
	- Khoảng cách chạy đà chưa hợp lý
c- Cách sửa.
	- Đo lại đà 
	- Tăng cường làm mẫu, kết hợp phân tích đúng sai 
	- Xem tranh ảnh, băng hình về kỹ thuật 
	- Xác định lại điểm giậm nhảy, đứng tại điểm giậm nhảy đá chân lăng xem có chạm xà không. Nếu chạm xà thì điều chỉnh bằng cách xem lại khoảng cách từ chỗ giậm lên xà hợp lý chưa, nếu chưa hợp lý điều chỉnh lại góc độ của bàn chân giậm nhảy khi đặt vào điểm giậm nhảy, nếu không độ quá lớn chân đá lăng sẽ chạm xà.
	- Xác định lại góc độ chạy đà cho phù hợp với đặc điểm từng người, góc độ chạy đà khoảng 30-400, có người phù hợp với góc đà 300 có người phù hợp với góc đà 400. Muốn tìm ra được đặc điểm này yêu cầu học sinh cần tập trung chú ý và chăm chỉ tập luyện.
	- Đo lại đà chạy, đà không giậm nhảy.
	- Tăng cường tập luyện chuyên môn và thể lực (động tác phải phát triển mạnh, sức mạnh của chân, sức bật cao)
	- Thực hiện bước đà tại chỗ 
	- Đi thực hiện ba bước đà cuối
	- Chạy chậm thực hiện ba bước đà cuối.
	- Chạy chậm thực hiện 5-7-9-11 bước, 6-8-10-12 bước đà kết hợp đá lăng giậm nhảy.
	- Chạy đà nhảy qua xà thấp (để tạo sự tự tin)
2.2.2 Giai đoạn giậm nhảy
	a- sai lầm thường mắc
	- Giậm nhảy xa hoặc gần xà quá dẫn đến đỉnh cao quỹ đạo di chuyển trọng tâm cơ thể ngoài hoặc ở sâu trong độ cao của xà do vậy mặc dù nhảy được rất cao nhưng vẫn làm rơi xà.
	- Giảm độ giậm nhảy quá lớn, hoặc quá nhỏ để dễ làm rơi xà.
	- Trước khi giậm nhảy người đã nghiêng vào xà 
	- Giậm nhảy xong người bay lên cao, nhưng mông bị tụt lại 
	b- nguyên nhân 
	- Đà chưa đúng cự ly và góc độ .
	- Nhịp điệu đà ở những bước cuối quá chậm hoặc quá nhanh dẫn đến tư thế thân người không phù hợp vì vậy chân không đặt đúng vào diểm giậm nhảy (nếu tốc độ chạy đà quá cao, không kịp thực hiện đúng kỹ thuật, điểm giậm nhảy chưa đúng)
	- Bước đà cuối do vậy góc độ giậm nhảy nhỏ, khi bật lên cao người bay về trước nhiều hơn mức cần thiết nếu góc độ giảm nhảy quá lớn dẫn đến độ cao nhảy được ở trước xà, nên mặc dù nhảy được rất cao nhưng vẫn làm rơi xà.
	- Giậm nhảy không mạnh
	- Do không đánh hai tay hợp lý để nâng người lên 
	- Chân đá lăng lên không thẳng và mạnh (chân lăng co, độ linh hoạt khớp hông kém).
	c- Cách sửa 
	- Xác định lại góc độ chạy đà và điểm giậm nhảy, thông thường ta càng lên cao thì điểm giậm nhảy càng nhích xa
	- Tập tốt giai đoạn chạy đà.
	- Tập nhiều động tác đứng chân lăng trước, chân giậm phía sau, sau đó đưa chân giậm nhảy về trước và điểm giậm nhảy phối hợp với thân trên hơi ngả ra sau, tay ở phía sau sẵn sàng phối hợp với đánh mông đưa người lên cao.
	- Đứng tại chỗ tập đá lăng (tay vịn hoặc không vịn vào vật) nhằm nâng cao độ linh hoạt của khớp hông và biên độ của chân lăng .
- Đi, chạy chậm 3-5 bước, giậm nhảy, đá lăng chân và đánh 2 tay nâng người lên cao 
- Tập riêng cách đánh tay khi giảm nhảy, cá biệt cần giúp học sinh chọn lại chân giậm nhảy.
- Tập bước đà cuối phối hợp đá lăng, giậm nhảy và đánh tay, hạ thấp mức xà để luyện tập đúng động tác rồi mới nâng mức xà dần dần để tạo cho người tập tự tin.
- Tập một số trò chơi, bài tập phát triển sức tập, sức mạnh của chân
2.2.3 Giai đoạn trên không
a-sai lầm thường mắc
	- Chân đá lăng đá vào xà làm rơi xà 
	- Thân người thẳng không nằm nghiêng so với và
	- Chân giậm nhảy hoặc tay không gọn gàng khi qua xà để vướng làm rơi xà.
b- Nguyên nhân 
	- Ít tập luyện 
	- Góc độ chạy đà quá lớn, điểm giậm nhảy gần xà hoặc do góc giậm nhảy quá nhỏ, nên người bay đi xa hơn là bay lên cao.
	- Không xoay được gót chân đá lăng hoặc chạy góc độ chạy đà quá lớn.
c- Cách sửa 
	- Đứng tại chỗ đá lăng lên cao sau đó xoay gót chân.
	- Đứng tại chỗ đá lăng lên cao, nhảy bật người lên cao rồi xoay thân.
	- Chạy 3-5 bước đà giậm nhảy, đá lăng chân lên cao và xoay gót chân lăng.
	- Đặt xà thấp, đứng chân giậm nhảy ở điểm giậm nhảy, đá lăng chân đá lăng lên cao, xoay gót và xoay thân.
	- Tập nhảy qua xà chếch 
	- Tăng cường tập luyện trực tiếp với xà
2.2.4 Giai đoạn tiếp đất
a- sai lầm thường mắc
	- Khi tiếp đất chân giậm nhảy không co để giảm chấn động 
	- Khi tiếp đất chân lăng tiếp đất trước hoặc ngã xuống đất
b- nguyên nhân 
	- Do chân giậm nhảy co lấn quá khi qua xà, nên khi duỗi ra để tiếp đất quá vội vàng
	- Động tác qua xà không đúng (sai kiểu nhảy) 
c- Cách sửa 
	- Giậm nhảy một bước đà, xoay gót chân lăng, co chân giậm nhảy sau đó, duỗi chân giậm nhảy để tập động tác tiếp đất.
	- Tập trực tiếp với xà thấp và hố cát	
	- Tập các động tác phát triển sức mạnh của chân
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng thực tế
3.1 So sánh giữa một học sinh thực hiện tốt kỹ thuật và một học sinh chưa thực hiện tốt kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng khi lớp tự tập luyện ta thấy
Học sinh thực hiện tốt kỹ thuật
- Do giậm nhảy tốt
- Có năng khiếu tốt
- Có đo đà điều chỉnh chạy đà 
- Thực hiện tốt 4 giai đoạn
- Tiếp thu nhanh khi giáo viên phân tích, làm mẫu
- Có ý thức trong học tập 
Học sinh chưa thực hiện tốt kỹ thuật
- Do giậm nhảy chưa tốt
- Chưa định hình được chân giậm nhảy
- Chưa điều chỉnh được chạy đà 
- Chưa thực hiện tốt 4 giai đoạn 
- Tiếp thu chậm khi giáo viên phân tích làm mẫu
- Chưa có ý thức trong học tập
3.2 Học sinh chưa thực hiện tốt kỹ thuật khi đã tích cực tập luyện 
Học sinh thực hiện tốt kỹ thuật
- Hướng dẫn bạn tập luyện 
- Chỉ ra những kỹ thuật chưa được
- Phân tích làm mẫu lại kỹ thuật 
- Hoàn thiện tốt 4 giai đoạn nhảy cao kiểu nằm nghiêng
Học sinh chưa thực hiện tốt kỹ thuật
- Chú ý xem bạn hướng dẫn 
- Chú ý lắng nghe và tiếp thu nhanh 
- Đã thực hiện tốt kỹ thuật 
- Đã nắm được 4 giai đoạn nhảy cao kiểu nằm nghiêng và thực hiện tốt
3.3 Đánh giá chung 
Khi thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng yêu cầu người học phải chú ý những bài tập bổ trợ vì bổ trợ nó giúp cho khi vào thực hiện toàn bộ kỹ thuật rất tốt, vì vậy khi tập luyện các bài tập bổ trợ học sinh cần thực hiện động tác đúng theo yêu cầu đề ra từ đó học sinh nắm được tốt kỹ thuật khi vào thực hiện nhảy cao kiểu nằm nghiêng đúng kỹ thuật.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
	Việc tìm ra các “Sai lầm thường mắc- nguyên nhân và cách sửa” trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng là hết sức cần thiết, giúp cho giáo viên hệ thống hóa được tiết dạy của mình, đảm bảo nâng cao chất lượng của tiết dạy việc này đã đảm bảo giúp học sinh tiếp thu động tác một cách nhanh chóng và chính xác phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi và từng cá nhân người tập.
	Thành tích môn nhảy cao của nhà trường tuy không cao và chưa đạt được nhiều thành tích. Nhưng với việc tìm ra các sai lầm thường mắc, tìm ra nguyên nhân và cách sửa. Tôi hi vọng rằng các em học sinh sẽ học tập hứng thú và say mê tập luyện hơn và mong muốn rằng những năm gần đây nhà trường sẽ đạt được nhiều thành tích hơn trong môn nhảy cao tại các giải của huyện và tỉnh.
2. Đề xuất/kiến nghị 
	Trên đây là sáng kiến sáng kiến giảng dạy của tôi về kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Rất mong được sự góp ý của hội đồng giám khảo, của các đồng chí, đồng nghiệp, nhà trường nơi tôi đang công tác tạo điều kiện thuận lợi nhất để “Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, một số sai lầm thường mắc- nguyên nhân và cách sửa” đang và sẽ tiếp tục thực hiện giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất. 
	Tôi mong muốn có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đẩy mạnh chất lượng giáo dục thể chất của trường THPT 19-5.
	Kim Bôi, ngày 26 tháng 05 năm 2016
HIỆU TRƯỞNG	 TÁC GIẢ
	NGUYỄN MẠNH THƯỜNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huấn luyện điền kinh, Nhà xuất bản TDTT Hà Nội
2. Giáo trình điền kinh, Trường Đại học TDTT Hà Nội
3. Giáo trình điền kinh, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
4. Sách giáo khoa TD lớp 10, NXB GD
5. Sách giáo khoa TD lớp 11 NXB GD
MỤC LỤC
	Trang
CHƯƠNG I TỔNG QUAN...........................................................................1
1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................1
2. Mục tiêu của sáng kiến..............................................................................1
CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN..............................................................3
1. Nêu vấn đề của sáng kiến..........................................................................3
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến...................................................................3
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến................................................12
CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ..........................14
1.Kết luận....................................................................................................14
2. Đề xuất/kiến nghị....................................................................................14
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN Nhay cao - Manh Thuong (1).docx