Đề ôn tập thi THPT QG môn Hóa

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 923Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi THPT QG môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập thi THPT QG môn Hóa
ĐỀ ÔN TẬP THI THPT QG 2016
Câu 1: Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,... Công thức của fomanđehit là:
A. CH3CHO 	B. HCHO 	C. CH2=CHCHO 	D. OHC-CHO
Câu 2: Số đồng phân anken đều có công thức phân tử C4H8 là:
A. 4	B. 3	C. 5	D. 2
Câu 3: Nito trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. NH4Cl 	B. NH3 	C. N2 	D. HNO3
Câu 4: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Zn(OH)2 	B. Ba(OH)2 	C. Fe(OH)2 	D. Cr(OH)2
Câu 5: Trong các kim loại sau. Kim loại dễ bị oxi hóa nhất là:
A. Ca 	B. Fe 	C. K 	D. Ag
Câu 6: Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là:
A. Na2CO3 	B. NaOH 	C. NaCl 	D. NaNO3
Câu 7: Tên thay thế của axit cacboxylic có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2COOH là:
A. Axit propanoic	 B. Axit propionic	 C. Axit butiric	D. Axit butanoic.
Câu 8: Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. Saccarozo 	 B. Xenlulozo 	C. Fructuzo 	D. Glucozo
Câu 9: Chất nào sau đây trùng hợp tạo poli(metyl metacrylic)?
A. CH2=C(CH3)COOCH3	B. CH2=CHCOOCH3
C. CH3COOCH=CH2	D. CH2=C(CH3)COOC2H5
Câu 10: Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là:
A. Màu tím 	B. Màu xanh lam 	C. Màu vàng	D. Màu đỏ máu
Câu 11: Kim loại nhôm không tan trong dung dịch:
A. H2SO4 đặc, nóng.	B. H2SO4 loãng.	C. HNO3 đặc, nóng.	D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 12: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím:
A. CH3NH2.	B. NH3.	C. HCOOCH3.	D. CH3COOH.
Câu 13: Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion:
A. HNO3.	B. Na2O.	C. CO2.	D. H2O.
Câu 14: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là
A.  etyl axetat. B.  etyl fomat. C.  metyl fomat.	D.  metyl axetat.
Câu 15: Cho sơ đồ sau: 	X + H2 ancol X1.
	X + O2 axit hữu cơ X2.
	X1 + X2 C6H10O2 + H2O.
Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-CHO. B. CH3-CHO. C. CH3CH2CHO.	D. CH2=C(CH3)-CHO.
Câu 16: Có bốn dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, BaCl2, NaNO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất:
A. 4	B. 3.	C. 1.	D. 2
Câu 17: Dung dịch chứa chất nào sau đây không tác dụng với Cu(OH)2:
A. triolein.	B. glixerol.	C. Gly-Gly-Ala.	D. axit fomic.
Câu 18: Chất X có các tính chất sau: tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch xanh lam, bị thủy phân nhờ xúc tác axit hoặc men. Chất X là:
A. saccarozo	B. mantozo.	C. glucozo.	D. xenlulozo.
Câu 19: Trong các thí nghiệm sau đây: 
1. Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2
2. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3
3. Cho Ba vào dung dịch NaHSO3
4. Cho Mg vào dung dịch NaHSO4 
5. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
6. Cho Na vào dung dịch CuSO4
Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 20: Cho Cr(Z= 24), Fe(Z= 26), Cu(Z= 29). Chỉ ra cấu hình e viết sai:
A. Fe2+: [Ar]3d54s1	 B. Cr: [Ar]3d54s1	 C. Cu: [Ar]3d104s1	 D. Fe3+: [Ar]3d5.
Câu 21: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7.	B. 6.	C. 8.	D. 5.
Câu 22: Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau: 
 NaX(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (khí).
Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được hiđrohalogenua nào sau đây ?
A. HBr và HI.	 B. HF và HCl.	
C. HCl, HBr và HI.	 D. HF, HCl, HBr, HI.
Câu 23: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.	B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.	D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 24: Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ∆H < 0. Cho các biện pháp: 
(1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (3), (5).	B. (1), (2), (4), (5).	C. (2), (3), (4), (6).	D. (1), (2), (4).
Câu 25: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4-tetrametylbutan 	B. 2,4,4-trimetylpentan 
C. 2,2,4-trimetylpentan	 D. 2,4,4,4-tetrametylbutan	
Câu 26: Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của trong CuSO4 là 
A. 39,83% B. 11% C. 73% D. 28,83%.
Câu 27: Hình bên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ.Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là:
A. CaO, H2SO4 đặc.	B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc.
C. CuSO4 khan, Ca(OH)2.	D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.
Câu 28: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,25. B. 0,75.	 C. 1,00. D. 2,00. 
Câu 29: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2. Hợp chất của nó với hiđrô chứa 12,5% hiđrô về khối lượng. Nguyên tố đó là :	
A. Si	 B. P	 C. C	 D. N
Câu 30: Cho 10,0 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức (tỷ lệ mol 1:1) tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được 64,8 gam Ag. Vậy công thức của hai anđehit là: 
A. HCHO và CH3CHO B. HCHO và C3H5CHO 
C. CH3CHO và C2H3CHO D. HCHO và C2H5CHO 
Câu 31: Crackinh V lít pentan thì thu được 2,5V lít hỗn hợp X gồm các ankan và anken. Cho 22,4 lít hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư. Tính số mol Br2 đã phản ứng: 
A. 0,40 mol B. 0,75 mol C. 0,50 mol D. 0,60 mol 
Câu 32: Hỗn hợp X gồm H2, ankin và anken. Tỷ khối của X đối với H2 là 8,2. Cho 11,2 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thu được hỗn hợp khí Z có thể tích 3,36 lít. Tỷ khối của Z đối với H2 là 7,0. Vậy khối lượng dung dịch Br2 tăng lên là: 
A. 6,8 gam B. 6,1 gam C. 5,6 gam D. 4,2 gam
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol một ancol đơn chức trong 0,5mol O2 (dư) thu được tổng số mol khí và hơi bằng 0,75mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là: 
A. 9,0 gam B. 7,2 gam C. 6,0 gam D. 7,4 gam
Câu 34: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn X bằng HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là 
A. 24,2 g. B. 36 g. C. 40 g. D. 48,4 g.
Câu 35: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thưốc diệt nấm. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?
A. 62,5 gam	B. 40,0 gam	C. 32,0 gam	D. 25,6 gam
Câu 36: Lấy 2,06 gam muối NaX (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 3,76 gam kết tủa. X là nguyên tố nào?
A. I	B. Br	C. Cl	D. F
Câu 37: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít	B. 1,12 lít	C. 0,56 lít	D. 4,48 lít
Câu 38: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là ?
A. 25,4 gam.	B. 31,8 gam.	C. 24,7 gam	D. 18,3 gam
Câu 39 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100ml thì bất ngờ xuất hiện kết tủa, khi hết 300ml hoặc 700ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và của m lần lượt là:
	A. 15,6 và 5,4. 	B. 14,04 và 26,68.	
	C. 23,4 và 35,9.	D. 15,6 và 27,7.
Câu 40: Hỗn hợp khí A gồm Cl2 và O2. Cho A phản ứng vừa đủ với 1 hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al thu được 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và các oxit của 2 kim loại. Thành phần % theo khối lượng của các khí trong A là:
	A. 90% và 10%.	B. 15,5% và 84,5%.	
	C. 73,5% và 26,5%. 	D. 56% và 35%.
Câu 41: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỷ lệ số mol tương ứng là 1:4. Nung A với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B, trong đó NH3 chiếm 20% về thể tích. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
	A. 10,41%. 	B. 41,67%. 	C. 20,83%. 	D. 43,76%.
Câu 42: Cho 9 gam một aminoaxit X (phân tử chỉ chứa 1 nhóm – COOH) tác dụng với lượng dư dd KOH thu được 13,56 gam muối. X là:
	A. Glyxin. 	B. Alanin. 	C. Valin. 	D. phenylalanine.
Câu 43: Cho 5,04g hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là:
	A. 0,1 mol. 	B. 0,095 mol. 	C. 0,08 mol. 	D. 0,11 mol
Câu 43: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3 có khối lượng 27,3 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dd NaOH dư thu được 4,032 lít H2 (đktc) và 14,88 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
	A. 60%. 	B. 80%. 	C. 75%. 	D. 71,43%.
Câu 44: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1< MX2). Phản ứng với CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,5 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X1, X2 lần lượt là:
	A. 66,67% và 50%.	B. 66,67% và 33,33%.	
	C. 50% và 66,67%. 	D. 33,33%.% và 50%.
Câu 45: Nhỏ từ từ dung dịch đến dư Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch A chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa và số mol OH- được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 5,44 gam	B. 4,66 gam	C. 5,70 gam	D. 6,22 gam
Câu 46: Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m(g) bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4g chất rắn E. Giá trị của m là: 
A. 2,88 B. 0,84 C. 1,32 D. 1,44
Câu 47: Hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2. Cho 3,82g hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch Brom dư thấy có 20,8g Brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít (đkc) hỗn hợp X được 45,72g CO2 và m(g) H2O. Giá trị của m gần nhất là
A. 20,1 B. 21,4 C. 21,9 D. 20,9
Câu 48: Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với 6,32 gam KMnO4. Tính khối lượng HCl đã bị oxi hóa?
A. 7,3 gam	B. 23,36 gam	C. 3,65 gam	D. 11,68 gam
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH3COOH thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là?
A. 124 gam	B. 142 gam	C. 106 gam	D. 60 gam
Câu 50: Tách nước 2-metylbutan-2-ol bằng H2SO4 đặc ở 1700C thu được sản phẩm chính nào?
A. 2-metylbut-1-en	B. 3-metylbut-2-en	C. 2-metylbut-2-en	
D. 2-metylbut-3-en
..HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_ON_TAP_THI_THPT.doc