Đề kiểm tra kiến thức vào lớp 10 thpt năm học 2016 – 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức vào lớp 10 thpt năm học 2016 – 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra kiến thức vào lớp 10 thpt năm học 2016 – 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề
`SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC VÀO LỚP 10 THPT 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I NĂM HỌC 2016 – 2017 
 Môn thi: NGỮ VĂN 
 Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề 
 ĐỀ A Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu 
Câu 1 (2.0 điểm) 
a. Từ “hoa” in nghiêng trong những câu thơ sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay 
nghĩa chuyển? 
- “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng 
 Em chở mùa hè của tôi đi đâu ? ” 
 (Chút tình đầu , Đỗ Trung Quân) 
- “Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà 
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng” 
 (Truyện Kiều, Nguyễn Du) 
b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây: 
“Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ” 
 (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) 
c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì? 
 “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa...Rồi, bỗng chốc, sau 
một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi” 
 (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) 
Câu 2 (3.0 điểm) 
“Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị” (Ăng - ghen) 
 Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bày tỏ suy nghĩ về đức 
tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống. 
Câu 3 (5.0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn 
“Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9, Tập một – NXB 
Giáo dục). 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC VÀO LỚP 10 THPT 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I NĂM HỌC 2016 – 2017 
 Môn thi: NGỮ VĂN 
 Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề 
 ĐỀ B Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu 
Câu 1 (2.0 điểm) 
a. Từ “xuân” in nghiêng trong những câu thơ sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay 
nghĩa chuyển? 
- “Ngày xuân con én đưa thoi, 
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” 
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du) 
- “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân 
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” 
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du) 
b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây: 
“- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. 
 (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) 
c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì? 
-“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà 
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” 
 (Bếp Lửa - Bằng Việt) 
Câu 2 (3.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Học cách đồng cảm và sẻ chia là cánh cửa 
dẫn đến thiên đường”. 
 Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bày tỏ suy nghĩ về sự 
đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống. 
Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn 
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục). 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KỲ THI KIỂM TRA KIẾN THỨC VÀO LỚP 10 THPT 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I NĂM HỌC 2016 – 2017 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 
 ĐỀ A Hướng dẫn chấm có: 02 trang 
Câu Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm 
Câu 1 
2.0 
điểm 
a. – hoa (1): được dùng theo nghĩa gốc 
 – hoa (2): được dùng theo nghĩa chuyển 
0.25 
0.25 
b. Khởi ngữ: Làm khí tượng 0.5 
c. – “Chao ôi”: là thành phần biệt lập. 
- Thành phần cảm thán. 
0.5 
0.5 
Câu 2 
3.0 
điểm 
1. Kĩ năng: đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, 
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 
0.5 
2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 
các ý cơ bản sau: 
2.1. Giải thích ý kiến: 0.5 
- Khiêm tốn : có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự 
kiêu, không tự cho mình là hơn người. 
- Giản dị : đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống. 
- Ý cả câu : Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người ; những đức 
tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người. 
2.2. Bàn luận vấn đề: 1.5 
* Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn. 
- Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, ... người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi 
người quý trọng. 
- Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không 
ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân. 
 (Dẫn chứng) 
* Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người 
- Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ,... sẽ giúp con người dễ hòa đồng 
với xã hội. 
- Giản dị tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân. 
 ( Dẫn chứng) 
* Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi 
người tôn trọng và tin cậy.Câu nói của Ăng- ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu 
sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói 
hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình. 
* Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình 
thức...Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau 
dồi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đấy. 
0.5 
0.5 
0.25 
0.25 
2.3. Bài học nhận thức và hành động 0.5 
- Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không 
ngừng. Giản dị là một trong nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay.Tuy nhiên, 
khiêm tốn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi. 
- Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị ( trong cách sống, học tập, hành 
động, ngôn ngữ...) để có thể hòa đồng với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật 
nhiều cho xã hội. 
Câu 3 
5.0 
điểm 
1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, bố cục 
hợp lí; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ và ngữ pháp cơ 
bản, 
0.5 
2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 
các ý cơ bản sau: 
2.1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược 
ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng. 
0.5 
2.2. Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người 3.5 
cha dành cho con. 
* Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép: 
+ Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con (...). 
+ Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được 
mình, ông đánh con (...). Giây phút chia tay, được nghe con gọi “ba”, ông sung sướng, 
xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt (...). 
* Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của 
truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ: 
+ Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: 
“Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một 
chiếc lược ngà dành cho con. 
+ Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc 
làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công 
như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò 
lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành 
một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao 
nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách. 
+ Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc 
lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức 
trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay 
vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, 
người cha ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con. 
 Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ 
của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu. 
0,25đ 
0,75đ 
0,5đ 
1,0đ 
0,5đ 
0.5đ 
2.3. Đánh giá chung: 0,5 đ 
+ Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng 
thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân 
thật của người kể chuyện là ông Ba (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống 
bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình 
ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa. 
+ Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân 
vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân 
bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn 
bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. 
0,25 
0,25 
Lưu ý: - Căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và linh hoạt; khuyến 
khích các bài làm có tính sáng tạo. 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KỲ THI KIỂM TRA KIẾN THỨC VÀO LỚP 10 THPT 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I NĂM HỌC 2016 – 2017 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 
 ĐỀ B Hướng dẫn chấm có: 02 trang 
Câu Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm 
Câu 1 
2.0 
điểm 
a. – xuân (1): được dùng theo nghĩa gốc 
 – xuân (2): được dùng theo nghĩa chuyển 
0.25 
0.25 
b. Khởi ngữ: Còn mắt tôi 0.5 
c. – “Tu hú ơi”: là thành phần biệt lập 
- Thành phần gọi - đáp 
0.5 
0.5 
Câu 2 
3.0 
điểm 
1. Kĩ năng: đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, 
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 
0.5 
2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 
các ý cơ bản sau: 
2.1. Giải thích 0.5 
- Đồng cảm: biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn 
cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. 
- Sẻ chia: cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với 
nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn 
 - Học cách đồng cảm và sẻ chia là cánh cửa dẫn đến thiên đường: khi ta học được cách 
đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; 
ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết “học cách đồng cảm và sẻ 
chia”, trái đất này sẽ thật là “ thiên đường”. 
2.2. Bàn luận 1.5 
* Những biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia 
 + Về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. 
 + Về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, sự im lặng... 
- Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau 
 + giữa người và người 
 + giữa các thành viên trong gia đình 
 + giữ học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu. 
* Ý nghĩa, tác dụng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống : 
 + Đối với người nhận 
 + Đối với người dành cho 
 + Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay 
- Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
* Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng 
đồng ở một số người. 
0.75 
0.5 
0.25 
2.3. Bài học nhận thức và hành động 0.5 
- Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những 
nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá 
trị nhân văn cao quý ở con người. 
- Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban 
ơnAi cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả 
năng có thể của mình. 
Câu 3 
5.0 
điểm 
1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh; lập luận chặt cẽ, bố cục hợp 
lí; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ và ngữ pháp cơ 
bản, 
0.5 
2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 
các ý cơ bản sau: 
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.5 
- Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời 
kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong 
sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ 
nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình. 
- “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in 
trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của 
ông.Truyện viết về anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt 
Nam trong giai đoạn chống Mỹ. 
 2.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên 3.5 
 1. Một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, 
giản dị mà sâu sắc: 
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh 
năm “chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”; công việc đều đặn, gian khổ: rét, mưa tuyết, nửa 
đêm; cô đơn, vắng vẻ. 
- Quan niệm sống là cống hiến. Có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa 
cao quý trong công việc: yên tâm với nghề khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp 
thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu 
Hàm Rồng”; suy nghĩ: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. 
2. Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở 
và chân tình. 
- Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết: chuyến nào chạy lên, bác đều ghé lại 
trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho 
vợ bác lái xe đang bị ốm. 
- Với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới gặp lần đầu: hiếu khách, vui mừng, ân cần mời 
hai người lên nhà; cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các 
loại máy móc, kể công việc hàng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giãi bày tâm sự 
tự nhiên, chân thành. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không 
dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che giấu cái e ấp, xao xuyến, 
bâng khuâng của hai người con trai con gái gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay 
nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa. 
- Khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh nhiệt thành 
giới thiệu những người khác mà anh thật sự khâm phục: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người 
cán bộ nghiên cứu khoa học về sét. 
3. Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh. 
- Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người. 
- Anh tự tạo ra niềm vui trong sáng, lành mạnh: trồng hoa, đọc sách, chăn nuôi. 
- Anh sống ngăn nắp, gọn gàng với một căn nhà ba gian sạch sẽ, với chiếc giường con, 
một chiếc bàn học, một giá sách dù chỉ một mình. 
0.25 
0.75 
0.5 
0.75 
0.5 
0.75 
 2.3. Đánh giá khái quát 0.5 
 - Những vẻ đẹp nói trên của nhân vật anh thanh niên được thể hiện bằng một nghệ thuật 
xây dựng nhân vật có những nét đặc sắc: tác giả bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt với 
lời nói, thái độ, hành động; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà 
chỉ có một tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ. 
- Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt 
Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư 
tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong 
chiến đấu; thể hiện cảm hứng của tác giả. Anh thanh niên là một tấm gương sáng cho thế 
hệ trẻ ngày nay học tập, noi theo. 
Lưu ý: - Căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, giám khảo cho điểm chính xác và linh hoạt; khuyến 
khích các bài làm có tính sáng tạo. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfMon_van.pdf