Đề kiểm tra học kỳ II. Năm học 2015 – 2016 môn: Tiếng Việt

doc 22 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II. Năm học 2015 – 2016 môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II. Năm học 2015 – 2016 môn: Tiếng Việt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Họ tên HS: 	
Lớp: Ba 	
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2015 – 2016
	MÔN: TIẾNG VIỆT
	Thời gian: 
 A. Phần đọc hiểu 
Em đọc thầm bài: “Nâng niu từng hạt giống”
	Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm, ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Theo Minh Thuyên
Đánh dấu X vào ô trước ý trả lời đúng
Câu 1. Viện nghiên cứu nhận được món quà gì?
	a. Hai mươi hạt thóc giống quý.
	b. Mười lăm hạt thóc giống quý.
	c. Mười hạt thóc giống quý.
Câu 2. Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống?
	a. Vì ông muốn để dành năm hạt, chỉ gieo năm hạt.
	b. Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.
c. Vì phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.
Câu 3. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của
	a. Ông Lương Định Của rất quý món quà của bạn gửi cho.
b. Ông Lương Định Của rất quý những hạt thóc giống, nâng niu, ấp ủ chúng trong người, bảo vệ chúng khỏi chết vì rét.
c. Ông Lương Định Của là một nhà văn rất tài.
Câu 4. Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?
	Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”.
.....................................................................................................................................
Câu 5. Dòng nào dưới đây mà cả hai từ điều chỉ của nhà khoa học?
	a. Nghiên cứu khoa học, phát minh.
	b. Chế tạo máy móc, chữa bệnh.
	c. Sản xuất, sáng tác.
Câu 6. Câu nào đúng để trả lời câu hỏi “Vì sao?”
	Ông đả ủ chúng trong người, bảo vệ chúng khỏi chết vì giá rét. 
a. Vì giá rét.
	b. Chết vì giá rét.
	c. Bảo vệ chúng khỏi chết vì giá rét.
Câu 7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?”
	Ông Lương Định Của say mê nghiên cứu bằng cả sức lực và tài năng của mình.
B. Chính tả. Bài viết “Ngôi nhà chung”
Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật...
C. Tập làm văn
	Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể lại một việc tốt em để làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Gợi ý.
	a/ Công việc em đã làm là việc gì? (nhặt rác, dọn vệ sinh lớp học, chăm sóc bồn hoa...)
	b/ Em cùng làm với ai?
	c/ Em làm việc ấy ở đâu?
	d/ Em và các bạn có thái độ làm việc ra sao?
	e/ Kết quả làm việc ấy như thế nào?
	g/ Cảm nghỉ của em khi làm được việc tốt.
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT– KHỐI 3
ĐỀ 1
Phần I: Phần I: Tập đọc + Luyện từ và câu
A. Đọc thành tiếng: ( 5 đ) Bài: “ Sự tích chú Cuội cung trăng” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.131). (1 HS / 1 đoạn / ½ phút ).
B. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 đ) 
Đọc thầm bài: “Cây gạo” (TV 3/ Tập 2/ Tr. 144)
 Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững nh 
một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tơi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, l ợn lên lợn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! 
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tng bừng ồn ã, lại 
trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
A. Tả cây gạo.
B. Tả chim.
C. Tả cây gạo và chim.
2. Bài văn tả cây gọa vào thời gian nào?
A. Vào mùa hoa.
B. Vào mùa xuân.
C. Vào 2 mùa kế tiếp nhau.
3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
A. 1 hình ảnh. Đólà:..
B. 2 Hình ảnh. Đó là:
Hình ảnh 1:   Hình ảnh 2:..... 
C. 3 hình ảnh. Đó là:
Hình ảnh 1:.....
Hình ảnh 2:.
Hình ảnh 3: .
4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?
A. Chỉ có cây gạo được nhân hóa.
B. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.
C. Cả cây gạo, chim chóc và con đò được nhân hóa.
5. Trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
B. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
C. Nói với cây gạo như nói với người.
Phần II: Chính tả + Tập làm văn: 
Chính tả (nghe viết) (5 điểm)
Bài: “ Mưa’ ( TV 3/ Tập 2/ Tr.134): (Viết đầu bài; 2 khổ thơ đầu và tên tác giả).
B. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống, ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa làm bẩn môi trường sống)
Kết quả ra sao?
Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó?
Bài làm
ĐỀ 2
Phần I : Đọc thành tiếng ( 6 điểm ) đọc to, rõ ràng, trả lời đúng câu hỏi.
Phần II : Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )
Cây gạo
Mùa xuân, cây gọi gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đenđàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượng xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn,. Cây gọi chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
	TheoVũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Mục đích chính của bài văn trên tả gì?
Tả cây gạo
Tả chim
Tả cây gạo và chim
Bài văn tả cây gạo vào thời điểm nào?
Vào mùa hoa
Vào mùa xuân
Vào mùa xuân, hết mùa hoa
Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
1 hình ảnh
2 hình ảnh
3 hình ảnh
Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?
Chỉ có cây gạo được nhân hóa
Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa
Cả cây gạo, chim chóc và con đò được nhân hóa
Trong câu: “ Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả đã nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo
Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người
Nói với cây gạo như nói với người
Trong các câu sau, câu nào đặt đúng dấy phẩy?
Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho chững con đò cập bến, và cho những đứa con về thăm quê mẹ
Cây đứng im cao lớn hiền lành làm tiêu cho chững con đò cập bến và cho những đứa con, về thăm quê mẹ
Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho chững con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ
Từ trái nghĩa với từ “ xuống” là từ nào?
ra
lên
vào
Trong câu “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, từ chỉ hoạt động là từ nào?
mùa xuân
gọi đến
bao nhiêu
Phần III : Chính tả + Tập làm văn
Chính tả ( nghe viết ) ( 5 điểm )
Bài : “Con cò” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.111 )
Từ : “Một con cò trắng đang bayđi trên doi đất”
Tập làm văn ( 5 điểm )
Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xeđóiễnm 
 Gợi ý :
	a/ Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì?
 b/ Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu?
 c/ Em cùng xem với những ai?
 d/ Buổi biểu diễn có những nào?
 e/ Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
ĐỀ 3
Cho văn bản sau: 
Cuộc chạy đua trong rừng
	1. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.
Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch
2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà ! 
Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 1.(0.5đ )Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham dự cuộc thi?
Chú sửa soạn không biết chán.
Mải mê soi bóng mình dưới dòng suối.
Bộ đồ nâu tuyệt đẹp, bờm dài chải chuốt.
Tất cả những việc trên.
Câu 2. (0.5đ )Ngựa Cha đã khuyên nhủ Ngựa Con điều gì?
Con phải có bộ đồ đẹp để đi thi chạy.
Con phải đến bác thợ rèn để kiểm tra lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn. 
Con phải có bộ móng tốt. 
Câu 3. (0.5đ )Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ? ”
Con phải đến bác thợ rèn để kiểm tra lại bộ móng.
Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Câu 4. (0.5đ )Đặt một câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ? ”
.
Câu 5. (0.5đ )Điền vào chỗ trống: Ch hay tr
Mèo con đi học ban ưa
Nón nan không đội, ời mưa ào ào
Hiên e không ịu nép vào
Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”.
Câu 6. (0.5đ ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
	Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con rồi nó hái cái lá to vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
II. Đọc thành tiếng văn bản trên (GV cho học sinh đọc 1 trong 2 đoạn )
I/ CHÍNH TẢ :Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : Cuộc chạy đua trong rừng-trang 4
	Đoạn 1 .TV 3 quyển 2B
 II/ TẬP LÀM VĂN : Viết một đoạn văn khoảng ( 7 - 10 )câu: Kể lại một viêc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.(Gợi ý:Em đã làm việc gì?
 Kết quả ra sao?Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó? ) 	 Bài làm:
ĐỀ 4
Cho văn bản sau: 
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
	Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
	Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. 
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. 
 Ngày 27 – 3 – 1946
 (Hồ Chí Minh)
Đọc thầm và làm bài tập (20 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 1.(0.5đ )Bác mong muốn toàn dân có sức khỏe để làm gì?
Giữ gìn dân chủ.
Xây dựng nước nhà.
Gây đời sống mới.
Tất cả những việc trên
Câu 2. (0.5đ )Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?
Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. 
Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. 
Câu 3. (0.5đ )Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ? ”
Voi uống nước bằng vòi.
Chiếc đèn ông sao được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
Các nghệ nhân đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Câu 4. (0.5đ )Đặt một câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ? ”
.
Câu 5. (0.5đ )Đọc đoạn thơ sau và tìm sự vật được nhân hóa?
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Những sự vật được nhân hóa là:..
Câu 6. (0.5đ ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
	Cây gạo rất thảo rất hiền cứ đứng đó mà hát lên trong gió góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.
II. Đọc thành tiếng văn bản trên (GV cho học sinh đọc 1 trong 2 đoạn )
I/ CHÍNH TẢ :Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.-
 (Viết từ Mỗi một người dân yếu ớt đến.. như vậy là sức khỏe. ) trang 26 TV 3 quyển 2B
 II/ TẬP LÀM VĂN : Viết một đoạn văn khoảng ( 7 - 10 )câu : Nói về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem. Gợi ý:Trò chơi hoặc cuộc thi gì? Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra ở đâu? Trò chơi hoặc cuộc thi diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
 Bài làm:
ĐỀ 5
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (6 điểm): GV cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 & trả lời 1 câu hỏi.
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (4 điểm) : Học sinh đọc thầm bài “ Cây gạo” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 144.
Dựa  vào nội dung  bài đọc, khoanh vào chữ cái trước các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cả cây gạo và chim.
2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?
a. Vào mùa hoa.
b. Vào mùa xuân.
     c .Vào 2 mùa kết tiếp nhau.
3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?
a. 1 hình ảnh .
b. 2 hình ảnh 
c. 3 hình ảnh 
4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?
a. Chỉ cây gạo được nhân hóa.
b. Chỉ cây gạo và chim chóc được nhân hóa.
c. Cả cây gạo , chim chóc và con đò đều được nhân hóa .
B.KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (Nghe - Viết):
                  Bài :   Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ( SGKTV3tập 2trang 94
            Đoạn viết : “ Giữ gìn dân chủ ..yêu nước ”
2. Tập làm văn: (5 Điểm)
     Em hãy viết một đoạn văn  ngắn (từ 7 đến 10 câu )kể lại một ngày hội ở quê em ?
ĐỀ 6
Bài kiểm tra viết :
Chính tả : ( Nghe viết 15 phút ) : 5 điểm
Bài viết : “Cây gạo” ( Từ Mùa xuân đến lượn xuống) của Vũ Tú Nam sách TV lớp 3 tập II trang 142
Tập làm văn ( 25 phút) 5 điểm
Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm ) - Thời gian 15 phút
ONG THỢ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo VÕ QUẢNG
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Tổ ong nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây. 
 B. Trong gốc cây. 
 C. Trên cành cây 
2) Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ông Thợ.
B. Để đi lấy mật ong cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
3) Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời nhô lên cười.
B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
C. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
4) Câu “ Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” thuộc mẫu câu nào em đã học?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
5) Đặt một câu có hình ảnh so sánh.
Đọc thành tiếng ( 5 điểm ) 
Giáo viên gọi học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 18 đến tuần 34 trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 2 và trả lời các câu hỏi phù hợp với nội dung của bài.
ĐỀ 7
Phần A: Kiểm tra đọc (10 điểm)
Đọc thành tiếng (6 điểm): GV tự kiểm tra và cho điểm
2.Đọc thầm bài “Cóc kiện trời” (tr 122- 123, sách Tiếng Việt 3 tập 2) rồi 
khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Cóc lên kiện trời vì:
A.Trời mưa kéo dài quá gây lũ lụt.
B.Trời nắng lâu, nóng bức khó chịu.
C.Trời nắng hạn lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trơ trụi, chim muống khát khô 
họng.
Câu 2: Sau cuộc chiến, thái độ của trời thay đổi là:
A.Trời vô cùng tức giận, không chịu tiếp Cóc.
B.Trời dịu giọng nói với Cóc rằng sẽ cho mưa xuống trần gian.
C.Trời vô cùng run sợ, trốn mất.
Câu 3: Trong câu: “Cóc tập hợp nhiều con vật để cùng nhau đi kiện trời”. , bộ 
phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” là:
A.để cùng nhau đi kiện trời. B. Cóc 
C. tập hợp nhiều con vật
Câu 4: Trong câu: “Chim muông khô cả họng vì khát.” , bộ phận trả lời câu hỏi 
Vì sao? là:
A. vì khát B. Chim muông C. khô cả họng
Phần B: Kiểm tra viết (10 điểm)
1.Chính tả (5 điểm): GV đọc cho HS viết một đoạn trong bài “Quà của đồng nội.” (trang 127, sách Tiếng Việt 3 tập 2) đoạn từ “Khi đi qua những cánh đồng....chất quý trong sạch của trời.”
2.Tập làm văn (5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 7- 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
ĐỀ 8
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1, Đọc thành tiếng:(6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35)
2, Đọc thầm ( 4 điểm ) 
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Suối
Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.
Từ lòng khe hẹp thung xa 
Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời .
Em đi cùng suối, suối ơi
Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông .
 VŨ DƯƠNG THÔNG
1. Suối do đâu tạo thành ?
a - Do sông tạo thành.	b - Do biển tạo thành.
c - Do mưa và các nguồn nước tạo thành.	d - Do mưa tạo thành.
2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?
“Suối gặp bạn hoá thành sông.
Sông gặp bạn hoá mênh mông biển ngời”
a - Suối và sông là bạn của nhau.	 b - Suối, sông và biển là bạn của nhau.
c - Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
3. Nước từ trong vách đá chảy ra thì gọi bằng gì? 
a - Giọt sương.	b - Mạch.	c - Mưa bụi.	d - Hơi nước
4. Trong câu “Từ cơn mưa bụi, ngập ngừng trong mây.”, sự vật nào được nhân hóa ? 
a - Mây.	b - Mưa bụi.	c - Bụi. 	d - Ngập ngừng
5. Trong khổ thơ ba, suối được nhân hóa bằng cách nào? 
a - Tả suối bằng những từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của con người.
b - Dùng từ gọi (chỉ) con người gọi cho suối.
c - Nói với suối như nói với con người.
d - Cả ba cách trên
6. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ? 
a - Lát sau, chúng em, đã trồng xong bồn hoa.
b - Lát sau chúng em, đã trồng xong bồn hoa.
c - Lát sau, chúng em đã trồng xong bồn hoa.
B, Bài kiểm tra viết:
1/ Viết chính tả : ( Nghe – viết ) 15 phút. (5điểm ) 
2, Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết. 
ĐỀ 9
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1, Đọc thành tiếng:(5 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35 )
2, Đọc thầm ( 5 điểm ) 
 Đọc thầm bài “Ong Thợ” và làm bài tập
Ong Thợ
 Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn xung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
	Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Khoanh tròn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và điền vào chỗ trống trong câu 5
 1. Ong thợ dậy sớm để làm gì?
 	a. Đi dạo.
	b. Bay đi tìm nhụy hoa làm mật.
	c. Bay đi tìm ông mặt trời.
2. Vì sao Ong thợ phải bay đi xa?
a. Hoa ở xa đẹp hơn hoa gần tổ.
b. Ong thợ bay đi xa để tìm bạn.
c. Ở gần tổ ong đã hết hoa.
3. Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá?
a. Ông mặt trời nhô lên cười.
b. Con đường trước mặt Ong Thợ rộng mở thênh thang.
c. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
4. Câu “Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Thuộc mẫu câu nào em đã học?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
5. Trong bài có mấy sự vật được nhân hóa?
 a. 1 sự vật. Đó là:..
 b. 2 sự vật. Đó là: .
 c. 3 sự vật. Đó là: .
B, Bài kiểm tra viết:
1. Chính tả: (5 điểm) 
2, Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 đến 10 câu) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã có dịp được xem.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tieng_viet_lop_3_HKII.doc