Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 9 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 9 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Ngữ văn 9 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 UBND QUẬN BÌNH TÂN 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 	Năm học: 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn 9
Ngày: 15/12/2014
Đề chính thức
 	Thời gian: 90 phút 
(không kể thời gian phát đề)
Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và làm theo yêu cầu bên dưới :
“- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Kết quả : bố cháu thắng cháu môt – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở SaPa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé !”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư ? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn .”	
	(Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long)
Câu 1: Nhân vật chính đã thể hiện nét tính cách gì? (1 điểm)
Câu 2: Từ những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến nhân vật chính ấy cảm thấy hạnh phúc? (1điểm)
Câu 3: Tìm một lời dẫn trực tiếp trong lời nói của anh thanh niên qua đoạn trích trên (1 điểm).
Phần tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1: 
“Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”
 Từ quan niệm hạnh phúc của nhân vật chính thể hiện qua lời tâm sự trên hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi ) nêu lên suy nghĩ về hạnh phúc (3 điểm).
Câu 2: 
Hãy đóng vai nhân vật trữ tình – người lính trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để kể lại câu chuyện về cuộc đời của anh ấy (4 điểm).
* Lưu ý : Bài viết có sử dụng yếu tố biểu cảm, nghị luận, độc thoại.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI
Năm học 2014 − 2015
Môn: Ngữ văn 9
Ngày kiểm tra: 15/12/2014
Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Câu 1: Nhân vật chính đã thể hiện nét tính cách gì?
	- Học sinh nêu được tính cách của nhân vật Anh thanh niên là khiêm tốn: 1 điểm
	- Học sinh có thể nói không giống nhưng đảm bảo được hiểu nội dung chính của đoạn, ghi trọn số điểm.
	- Tùy vào cách diễn đạt, GV ghi điểm trong khung 1 điểm.
Câu 2: Từ những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến nhân vật chính ấy cảm thấy hạnh phúc?
	- Học sinh nói được lý do anh thanh niên thấy hạnh phúc trước hết là anh quan niệm hạnh phúc giản đơn, bình dị trong chính công việc của mình:	0,5 điểm
	- Được sống và làm việ có ý nghĩa cho đời mà không cần phô trương: 	0,5 điểm
	- Tùy vào cách làm bài của học sinh, GV ghi điểm trong khung 1 điểm.
Câu 3: Tìm một lời dẫn trực tiếp trong lời nói của anh thanh niên qua đoạn trích trên.
	- Học sinh chỉ ra được một lời dẫn trực tiếp “Thế là một – hòa nhé!”: 1 điểm
	- Tùy vào cách diễn đạt. GV ghi điểm trong khung 1 điểm.
Phần tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”
 Từ quan niệm hạnh phúc của nhân vật chính thể hiện qua lời tâm sự trên hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi ) nêu lên suy nghĩ về hạnh phúc (3 điểm).
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận về quan niệm hạnh phúc.
- Xác định đúng yêu cầu đề: nêu suy nghĩ về hạnh phúc.
- Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần
 - Văn phong mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung
- Giải thích hạnh phúc là gì: là mỗi người khi đạt được những điều mình mong muốn.
 - Trình bày các biểu hiện của hạnh phúc theo đoạn dẫn: mỗi người đều có quan niệm hạnh phúc riêng, nhưng quan niệm hạnh phúc như nhân vật trong truyện là quan niệm đẹp (dẫn chứng).
- Một sớm mai thức giấc, có ngày nữa để yêu thương cũng là hạnh phúc. Mang lại cho mình, cho người niềm vui nho nhỏ, được sống, được làm việclà hạnh phúc. Bớt đi chút thói hư là hạnh phúc, vượt qua được trở ngại trong đời là hạnh phúc
 	Hạnh phúc sẽ là những gì có được, bỏ được dù chỉ là nho nhỏ!
- Phản biện: không ít người quan niệm hạnh phúc vượt quá “tầm tay với” để rồi để thành viễn vong (dẫn chứng). Hạnh phúc là khi có được tất nhưng gì mình muốn (kể cả không phải bằng chính nghị lực của bản thân.
- Rút ra bài học về quan niệm hạnh phúc bằng cách sống lạc quan và nhìn cuộc sống đáng sống.
- Liên hệ bản thân trong việc xem hạnh phúc hiện tại là gì!
Ghi điểm:
- Điểm 3: 
+ Bài viết súc tích, lập luận rõ ràng, rõ các luận điểm khen, chê, phân tích dẫn chứng tốt.
	+ Diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 2: 	
 	+ Bài làm đáp ứng khá tốt những phần cơ bản cần đạt.
	+ Có lập luận tương đối tốt, có thể còn đôi chỗ sáo rỗng.
	+ Văn phong khá mạch lạc, có thể mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1,5:
	+ Bài làm mức độ trung bình của văn nghị luận về quan niệm hạnh phúc: tình mẫu tử.
	+ Còn có những lập luận hơi vụng về.
	+ Diễn đạt hiểu được ý.
- Điểm 1: Bài sơ sài, lập luận lúng túng, ý không rõ ràng.
- Điểm 0: để giấy trắng.
Câu 2: 
Hãy đóng vai nhân vật trữ tình – người lính trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để kể lại câu chuyện về cuộc đời của anh ấy.
1. Về kỹ năng:
- Học sinh biết làm bài văn tự sự dựa trên nội dung bài thơ cho sẵn.
- Xác định đúng yêu cầu đề: đóng vai nhân vật trữ tình – người lính trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để kể chuyện. Chuyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần
 - Văn phong mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung
- Giới thiệu tình huống vào chuyện.
 - Phần cốt truyện học sinh có thể trình bày theo sự sắp xếp chủ quan nhưng cần đảm bảo các sự việc, chi tiết trong bài thơ “Anh trăng” của Nguyễn Duy:
	+ Thời tuổi thơ “Tôi” đã có cuộc sống như thế nào (Tùy học sinh xây dựng, nhưng cốt lõi là hình ảnh ánh trăng gắn bó với đời sống. Không gian phải là nơi miền quê thanh bình, nên thơcuộc sống với nhưng con người, thiên nhiên bình dị gần gũi
	+ Khi lớn lên vào quân đội, người lính vẫn gắn bó với cuộc sông đầy chất thơ, với đồng đội, với những gian khổnhưng ánh trăng vẫn là hình ảnh đẹp và gần gũi trong đời. Bài viết thể hiện nỗi gian lao vất vả của người lính nhưng đầy lãng mạn.
	+ Câu chuyện cần có kịch tính ở giai đoạn người lính sống trong thời bình.
- Học sinh làm bài có ý thức lồng ghép các yêu tố biểu cảm, nghị luận, độc thoại một cách thuyết phục, nhằm tăng giá trị của bài viết, không quá gượng để có yêu tố.
- Bài làm không thuần túy kể lại câu chuyện theo lối diễn xuôi từng câu thơ.
Ghi điểm:
- Điểm 4: 
+ Bài viết súc tích, sự việc, chi tiết đảm bảo theo truyện, song được người viết chọn các xây dựng có phong cách riêng.
	+ Diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả.
- Điểm 3: 	
 	+ Bài làm đáp ứng khá tốt những phần cơ bản cần đạt.
	+ Có cách xây dựng câu chuyện khá mạch lạc, có thể còn đôi chỗ sáo rỗng.
	+ Văn phong khá mạch lạc, có thể mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2:
	+ Bài làm mức độ trung bình của văn tự sự dựa trên một văn bản có sẵn.
	+ Còn có những chỗ diễn đạt hơi vụng về.
	+ Diễn đạt hiểu được ý.
- Điểm 1: Bài sơ sài, diễn đạt lúng túng, ý không rõ ràng, làm lệch nội dung truyện.
- Điểm 0: để giấy trắng.
 Lưu ý: 
- Bài làm không có vận dụng các yêu tốt (ít nhất là 2 yếu tốt) sẽ trừ 1 điểm toàn bài.
- Chú ý các bài viết mang nét riêng thể hiện cá tính của người viết, không gò ép bài viết theo khuôn mẫu chung của người chấm (hướng dẫn chấm mang tính linh hoạt khi chấm bài).
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docVan K9.doc