Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 9 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 816Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 9 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh học 9 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút, (không kể thời gian phát đề)
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Đề kiểm tra gồm có 01 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: SINH HỌC 9
Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút, 
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 4,0 điểm):
Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó ?
Câu 2 ( 2,0 điểm):
Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật? 
Câu 3 (1,0 điểm):
Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
Câu 4 (3,0 điểm):
Cho lai giữa cây bắp hạt vàng thuần chủng với cây bắp hạt trắng (t/c), F1 thu được 100% bắp hạt vàng.
Xác định tính trội và tính lặn
Cho cây bắp hạt vàng F1 lai với 1 cây bắp hạt vàng chưa biết kiểu gen thì kết quả lai ở đời con sẽ như thế nào?
Làm thế nào để xác định bắp hạt vàng thuần chủng.
-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN SINH HỌC 9
Câu 1 ( 4,0 điểm):
+ Trong di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường, do rối loạn trao đổi chất nội bào.
+ Một số biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật đó:
- Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen.
- Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không kết hôn hoặc không sinh con.
Câu 2 ( 2,0 điểm):
- Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá dẫn đến làm biến đổi kiểu hình.
- Đột biến gen phá vỡ sự hài hoà, thống nhất trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 3 ( 1,0 điểm):
Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST.
Câu 4 (3,0 điểm):
a. Lai giữa cây bắp hạt vàng thuần chủng với cây bắp hạt trắng (t/c), F1 thu được 100% bắp hạt vàng thì theo định luật Menđen hạt vàng là tính trạng trội, hạt trắng là tính trạng lặn.(0,5 điểm)
b. (1,5 điểm)
- Qui ước gen:
Gọi gen A qui định tính trạng hạt vàng.
Gọi gen a qui định tính trạng hạt trắng.
- Kiểu gen của bố mẹ:
Bắp hạt vàng thuần chủng: AA
Bắp hạt trắng thuần chủng: aa
- Sơ đồ lai:
Pt/c : hạt vàng	 x hạt trắng
	AA	aa
G	 A	 a
F1: 	Aa
Kết quả F1: 	TLKG: 100% Aa
	TLKH: 100% hạt vàng.
Vậy cây bắp hạt vàng F1 có KG Aa
Cây bắp hạt vàng chưa biết KG có thể có KG AA, hoặc Aa.
Nên có 2 trường hợp: 
+ Trường hợp 1: Cây bắp hạt vàng chưa biết KG có KG AA
Sơ đồ lai: 
P: F1 hạt vàng x hạt vàng.
	Aa	AA
G: 	A, a	 A
F: AA, Aa
Kết quả: 	TLKG: 1 AA : 1Aa
	TLKH: 100% hạt vàng 	
+ Trường hợp 2: Cây bắp hạt vàng chưa biết KG có KG Aa.
Sơ đồ lai: 
P: F1 hạt vàng x hạt vàng.
	Aa	Aa
G: 	A, a	 A, a
F: AA, Aa, Aa, aa
Kết quả: 	TLKG: 1 AA : 2Aa: 1aa
	TLKH: 3 hạt vàng: 1 hạt xanh. 
c. Xác định bắp hạt vàng thuần chủng. (1,0 điểm)
Bắp hạt vàng có thể có KG AA hoặc Aa.
Để xác định bắp hạt vàng thuần chủng ta tiến hành lai phân tích: lấy bắp hạt vàng lai với bắp hạt trắng. Nếu kết quả đời con thu được đồng tính hạt vàng thì thì giống bắp hạt vàng này là thuần chủng.
Sơ đồ lai: 	
P : hạt vàng	 x hạt trắng
	AA	aa
G:	 A	 a
F1: 	Aa
Kết quả F1: 	TLKG: 100% Aa
	TLKH: 100% hạt vàng.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 9.doc