Đề kiểm tra học kỳ I lớp 6 môn: Lịch sử năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I lớp 6 môn: Lịch sử năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I lớp 6 môn: Lịch sử năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
MÔN: LỊCH SỬ
Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút
CÂU 1: (4 điểm).
Nêu những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang? Em hãy cho một vài ví dụ về đời sống tinh thần trong gia đình em cũng như tại địa phương nơi em đang sinh sống? Theo em, xem bói, lên đồng có phải là đời sống tinh thần không? Vì sao?
CÂU 2: (3,5 điểm).
Đời sống kinh tế nước ta thời Âu Lạc có những tiến bộ nào? Tại sao công cụ kim loại xuất hiện (đặc biệt là sắt) làm cho năng xuất lao động tăng lên?
CÂU 3: (2,5 điểm).
Để bảo vệ đất nước, vua An Dương Vương đã làm gì?
---Hết---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6
MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1: (4 điểm)
-Cư dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi: trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa..đua thuyền, giã gạo.
-Thờ cúng các lực lượng tự nhiên như : núi, sông, mặt Trời, mặt Trăng, đất, nước
-Biết chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ trang sức.
-Có khiếu thẫm mỹ cao: làm đồ trang sức
(3 điểm: thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
-Cho ví dụ: tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, những anh hùng có công với nước với làng; kể tên các tôn giáo (nếu có); lễ hội cúng thần linh, lễ hội nghinh ông(0,5đ)
-Xem bói, lên đồng: không phải là yếu tố đời sống tinh thần (0,25đ).
-Giải thích: tùy theo mức độ, lý luận giải thích của học sinh, giáo viên cho điểm (0,25 đ). (Cơ bản đó là những hành vi mê tín dị đoan, là tệ nạn xã hội, Pháp luật nhà nước Việt Nam cấm)
Câu 2: (3,5 điểm).
Đời sống kinh tế nước ta thời Âu Lạc có những tiến bộ:
-Trong nông nghiệp: Lưỡi cày đồng được cải tiến và phổ biến hơn.
-Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
-Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyềntiến bộ.
- Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển
(3 điểm:Thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm).
Giải thích: Công cụ kim loại dễ chế tạo; bền, khó hư; sắc bén hơn, nhẹ hơn hơn so với công cụ bằng đá. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc khai hoang đất sản xuất, tăng năng xuất lao động(0,5 điểm).
Câu 3: (2,5 điểm).
Những việc làm của An Dương Vương:
-Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
-Xây dựng quân đội hùng mạnh: bộ binh, thủy binh.
-Vũ khí: giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.
-Quân đội được tập luyện, sẵn sàng chiến đấu.
(Thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm).
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 7
MÔN: LỊCH SỬ
Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút
CÂU 1: (3 điểm).
Nhà Trần xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương như thế nào? Giải thích tại sao, những chức quan lớn đều do người họ Trần nắm giữ?
CÂU 2: (4 điểm).
Em hãy cho biết đời sống văn hóa của nhân dân ta dưới thời Trần như thế nào? Hãy kể tên một số loại hình nghệ thuật sân khấu mà em biết ở nước ta hiện nay? Chúng ta cần làm gì để bảo tồn và phát triển những loại hình nghệ thuật đó?
CÂU 3: (3 điểm).
rình bày chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
---Hết---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 7
MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1: (3 điểm):
+Ở Trung ương: Triều đình do vua đứng đầu (Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng). Giúp vua có các quan Đại thần; quan văn, quan võ.
-Đặt thêm một số cơ quan: Quốc sử viện; Thái y viện; Tôn nhân phủ.
-Đặt thêm một số chức quan: Hà đê sứ; Khuyến nông sứ; Đồn điền sứ.
-Ở Địa phương: Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là Phủ, châu, huyện và cuối cùng là xã.
( 2,5 điểm: Thiếu 1ý trừ 0,25 điểm)
* Các chức quan lớn đều do người họ Trần nắm giữ: nhằm bảo vệ quyền thống trị tuyệt đối của nhà Trần. 
(0,5 điểm)
Câu 2 (4 điểm):
Đời sống văn hóa:
-Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến: tục thờ tổ tiên, các anh hùng dân tộc.
-Tín ngưỡng tôn giáo: Phật giáo phát triển; Nho giáo được coi trọng.
-Về sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo, tuồng.phổ biến, phát triển.
-Tập quán sống giản dị, giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước
(2,5 điểm: thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
*Kể tên một số loại hình nghệ thuật: Từ hai loại hình trở lên (VD: Chèo, tuồng, Nhạc, Cải lương, Kịch nói). 
(0,5 điểm)
*Tùy theo mức độ trình bày của học sinh, giám khảo cho điểm từ 0-1,0 điểm.
Câu 3 (3 điểm):
Những chính sách cai trị của nhà Minh:
- Hành chính: xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
-Xã hội: Thi hành chính đồng hóa nhân dân ta; 
-Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em bán làm nô tỳ
-Ngoài ra chúng còn thiêu hủy phần lớn sách quý của ta; giết hại dã man dân nhân ta
(Thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
----Hết-----
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8
MÔN: LỊCH SỬ
Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút
CÂU 1: (4 điểm).
-Cho biết những nét chung của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1929?
Tại sao những nước giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn bị tổn thất nặng nề? Theo em, trong bối cảnh hiện nay nếu xảy ra tranh chấp về lãnh thổ (đất liền, vùng trời, vùng biển) giữa nước ta và các nước khác thì ta nên giải quyết vấn đề đó như thế nào?
CÂU 2: (3 điểm).
-Em hãy nêu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
CÂU 3: (3 điểm).
-Hãy nêu những thành tựu khoa học, kỹ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX?
---Hết---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8
MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1 (4 điểm):
Những nét chung:
-Xuất hiện một số quốc gia mới 
-Kinh tế các nước châu Âu (thắng hay bại) đều bị suy sụp.
-Năm 1918-1923: cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản khủng hoảng
-Nhũng năm 1924-1929: nền kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
(3 điểm:Thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
*Giải thích: tất cả đều dồn sức người, sức của cho cuộc chiến; sản suất, buôn bán bị ngưng trệ; những nơi xảy ra cuộc chiến bị đạn,bom tàn phá, hoang tàn
(0,5 điểm)
* Tùy theo mức độ trình bày của học sinh mà giám khào cho điểm (từ 0- 1,0 điểm)
Cơ bản phải trình bày quan điểm của học sinh theo hướng tích cực: Phải kiên quyết bảo vệ tổ quốc đến cùng, nhưng bằng biện pháp đối thoại, hòa bình theo luật pháp quốc tế, tránh dùng vũ lực
Câu 2 (3 điểm):
Những nét chung của phong trào độc lập dân tộc châu Á
-Phong trào đấu tranh chống đế quốc lên cao và rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á..tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In –đô-ne-xi-a.
-Trong phong trào, giai cấp công nhân tích cực đấu tranh giành độc lập.
-Các Đảng công sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng..
(Thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
Câu 3 (3 điểm):
Những thành tựu khoa học, kỹ thuật thế giới:
-Trong lĩnh vực vật lý: có thuyết nguyên tử hiện đại, thuyết tương đối
-Trong lĩnh vực Hóa học, sinh học, các khoa học về trái đấtđạt được những thành tựu to lớn.
-Trong lĩnh vực thông tin, liên lạc: Điện tín, điện thoại, rada.
-Trong GTVT: hàng không (máy bay).
-Điện ảnh: Phim màu, có tiếng.
(Thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
Năm học 2014-2015
Thời gian làm bài: 45 phút
CÂU 1: (1 điểm).
-Em hãy giải thích tại sao, sau Hội nghị I-an-ta (Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945) lịch sử gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” ?
CÂU 2: (3 điểm).
-Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
CÂU 3: (3 điểm).
- Nêu ý nghĩa và những tác động của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật từ 1945 đến nay? Là học sinh, em cần có những việc làm thiết thực gì để góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đó?
Câu 4: (3 điểm).
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tập trung khai thác thuộc địa Việt Nam như thế nào? 
---Hết---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9
MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2014-2015
CÂU 1: (1 điểm).
-Giải thích: Hội nghị I-an-ta (từ 4-11/2/1945) gồm ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh tham gia nhưng thực chất chỉ là 2 bên: một bên là Liên Xô (CNXH), một bên là Mĩ-Anh (CNTB).
-Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước do Liên Xô quân quản chiếm đóng (theo quy ước Hội nghị I-an-ta) như các nước Đông Âu, Đông Đức...đều phát triển đất nước theo con đường XHCN, các nước khác do Mĩ, Anh quân quản chiếm đóng đi theo con đường CNTB. 
-Như vậy, tuy vẫn có một số nước trung lập nhưng nhìn chung trên trên thế giới lúc bấy giờ đã thể hiện rất rõ nét 2 phe đối lập nhau: phe CNXH do Liên Xô đứng đầu, phe CNTB do Mĩ đứng đầu. 
à Do đó mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực I-an-ta.
(Thiếu 1 ý trừ 0,25điểm)
CÂU 2: (3 điểm).
Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
-Tháng 12/1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”, từ đó thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra các xu thế sau:
+ Xu thế hòa hoãn, hòa diệu trong quan hệ quốc tế.
+Sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và tiến tới xác lập thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
+Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+Những năm 90 của thế kỷ XX ở nhiều khu vực lại xảy ra những xung đột quân sự hoặc nội chiến(như ở Liên bang Nam Tư, châu Phi, Trung Á).
+Tuy nhiên, xu thế chung của thề giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
(Thiếu 1 ý trừ 0,25điểm)
CÂU 3: (3điểm).
*Ý nghĩa: 
-Có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người..thay đổi lớn lao trong cuộc sống con người.
-Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về..nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người.
-Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu cư dân lao động.
(1,5 điểm: thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
* Tác động tiêu cực:
-Việc chế tạo các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá hủy diệt sự sống.
-Nạn ô nhiễm môi trường.
-Tai nạn lao động, giao thông
-Những dịch bệnh hoành hành: Như HIV, Dịch tả, Lao.
-Những mối đe dọa về đạo đức xã hội, an ninh đối với con người.
(1,5 điểm: thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm)
*Việc làm thiết thực: Nêu được những việc làm thiết thực lớp học, trường học, ở trong gia đình, ngoài xã hội.
(1,5 điểm: tùy theo mức độ trình bày giáo viên cho điểm từ 0 – 1,5 điểm)
Câu 4: (3 điểm).
Thực dân Pháp tập trung khai thác trên nhiều lĩnh vực:
-Nông nghiệp: ra sức cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền; 
-Công nghiệp: tập trung khai mỏ (than); đầu tư công nghiệp nhẹ như sợi Hải Phòng, rượu Nam Định, diêm Hà Nội..
-Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam.
-GTVT: đầu tư phát triển hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt.
-Tài chính: thành lập Ngân hàng Đông Đương chi phối toàn bộ kinh tế Việt Nam.
-Ngoài ra Pháp còn đặt ra nhiều thứ thế nặng nề để bóc lột nhân dân như: thuế thân, rượu, muối, thuốc phiện
(Thiếu 1 ý trừ 0,25điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU.doc