Đề kiểm tra học kỳ I (2015 – 2016) môn: Vật lý 9 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 705Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I (2015 – 2016) môn: Vật lý 9 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I (2015 – 2016) môn: Vật lý 9 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Phòng GD – ĐT Mang Thít	 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2015 – 2016) 
Trường THCS TLH 	Môn: Vật lý 9
Đề A
	Thời gian làm bài : 60 phút
 (Không kể thời gian phát đề) 
I/TRẮC NGHIỆM: (3đ). Mỗi phương án đúng (0.25đ).
1/ Nếu cắt đôi một dây dẫn và chập lại thành một dây mới thì điện trở của dây thay đổi thế nào so với lúc chưa cắt?
 A. Giảm 2 lần.	B.Giảm 4 lần.	 . C.Tăng 4 lần	D.Tăng 2 lần
2/ Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Sắt	B. Nhôm	C. Bạc	D. Đồng
3/ Một biến trở có điện trở lớn nhất là 30 làm bằng dây nikêlin có điện trở suất là 0,4.10-6m và tiết diện là 0,5mm2 thì dây phải chiều dài là:
 A. 37,5m	B. 6m	C.24m	D. 30,9m
4/ Hai điện trở R1//R2 (R1<R2). Gọi R là điện trở tương đương của chúng, lúc đó:
A. R>R1>R2	 B. R<R1<R2	
C. R>R1+R2	 D. R<R2 <R1
5/ Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng?
A. P=U.I	B. P=U/I	C. P=U2/R	D. P=I2.R
6/ Một bóng đèn có ghi 6V – 3W, nhiệt lượng tỏa ra trên bóng đèn đó khi nó hoạt động trong 10 giây là:
 A. 18J	B. 180J	C. 30J	D. 60J
7/ Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
 A. Công suất tiêu thụ điện ở gia đình
 B. Thời gian sử dụng điện ở gia đình.
 C. Điện năng gia đình sử dụng.
 D. Số dụng cụ dùng điện trong gia đình.
8/ Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng là gì?
 A. Giảm chi tiêu cho gia đình, giảm các sự cố về điện.
 B. Dụng cụ điện sử dụng lâu bền hơn.
 C. Góp phần giảm ô nhiễm môi trường, dành cho sản xuất, dành cho vùng thiếu điện sử dụng.
 D. Cả A, B, C, đều đúng.
9/ Bộ phận chính của nam châm điện là:
 A. Ống dây dẫn và lõi sắt non.
 B. Ống dây dẫn và nam châm
 C. Ống dây dẫn và thanh thép.
 D. Nam châm và lõi sắt non.
 10/ Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
 A. Hai đầu cực B. Chính giữa nam châm C. Gần hai đầu cực D. Tại bất kì điểm nào.
.11/ Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các thông tin sau đây, thông tin nào là đúng?
 A. Cả hai thanh đều là nam châm. . B. Cả hai thanh đều không phải là nam châm.
 C. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thép. 
 D. Cả ba thông tin trên đều có thể xảy ra.
 12/ Các hệ thức đúng cho đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp là:
 A. I=I1=I2	;U=U1=U2	;R=R1+R2
 B. I=I1+I2	;U=U1=U2	;R=R1+R2
 C. I=I1=I2	;U=U1+U2	;R=R1+R2
 D. I=I1+I2	;U=U1+U2	;R=R1+R2
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
1/ a. Phát biểu quy tắc nắm tay phải (0.5đ)
 b. Ap dụng: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ, cực từ, cực nguồn của hình vẽ sau: (1đ)
2/ Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Lenxơ, ghi rõ kí hiệu, đơn vị các đại lượng trong hệ thức (1,5đ).
3/ BÀI TOÁN: (4đ)
 Có hai điện trở R1=10,R2=15được mắc nối tiếp vào hai điểm có hđt U,thì cđdđ trong mạch là 0,8A. Tính:
Hđt hai đầu mỗi điện trở và hđt hai đầu cả mạch (1,5đ).
Công suất của R2 . Điện năng tiêu thụ của cả mạch trong thời gian 300 phút ra Kwh (1đ).
Giữ nguyên hđt cả mạch không đổi, mắc thêm R3=10 song song với R2. Tính cđdđ qua R3 (1,5đ).
-----HẾT----
Phòng GD – ĐT Mang Thít	 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2015 – 2016) 
Trường THCS TLH Môn: Vật lý 9
Đề B
	Thời gian làm bài : 60 phút 
(Không kể thời gian phát đề)
I/TRẮC NGHIỆM: (3đ). Mỗi phương án đúng (0.25đ).
 1/ Các hệ thức đúng cho đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp là:
 A. I=I1=I2	;U=U1=U2	;R=R1+R2
 B. I=I1+I2	;U=U1=U2	;R=R1+R2
 C. I=I1=I2	;U=U1+U2	;R=R1+R2
 D. I=I1+I2	;U=U1+U2	;R=R1+R2
 2/ Nếu cắt đôi một dây dẫn và chập lại thành một dây mới thì điện trở của dây thay đổi thế nào so với lúc chưa cắt?
 A. Giảm 2 lần.	B.Giảm 4 lần.	 . C.Tăng 4 lần	D.Tăng 2 lần
 3/ Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Sắt	B. Nhôm	C. Bạc	D. Đồng
4/ Một biến trở có điện trở lớn nhất là 30 làm bằng dây nikêlin có điện trở suất là 0,4.10-6m và tiết diện là 0,5mm2 thì dây phải chiều dài là:
 A. 37,5m	B. 6m	C.24m	D. 30,9m
 5/ Hai điện trở R1//R2 (R1<R2). Gọi R là điện trở tương đương của chúng, lúc đó:
A. R>R1>R2	 B. R<R1<R2	
C. R>R1+R2	 D. R<R2 <R1
6/ Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng?
A. P=U.I	B. P=U/I	C. P=U2/R	D. P=I2.R
7/ Một bóng đèn có ghi 6V – 3W, nhiệt lượng tỏa ra trên bóng đèn đó khi nó hoạt động trong 10 giây là:
 A. 18J	B. 180J	C. 30J	D. 60J
8/ Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
 A. Công suất tiêu thụ điện ở gia đình
 B. Thời gian sử dụng điện ở gia đình.
 C. Điện năng gia đình sử dụng.
 D. Số dụng cụ dùng điện trong gia đình.
9/ Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng là gì?
 A. Giảm chi tiêu cho gia đình, giảm các sự cố về điện.
 B. Dụng cụ điện sử dụng lâu bền hơn.
 C. Góp phần giảm ô nhiễm môi trường, dành cho sản xuất, dành cho vùng thiếu điện sử dụng.
 D. Cả A, B, C, đều đúng.
10/ Bộ phận chính của nam châm điện là:
 A. Ống dây dẫn và lõi sắt non.
 B. Ống dây dẫn và nam châm
 C. Ống dây dẫn và thanh thép.
 D. Nam châm và lõi sắt non.
 11/ Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
 A. Hai đầu cực B. Chính giữa nam châm C. Gần hai đầu cực D. Tại bất kì điểm nào.
.12/ Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các thông tin sau đây, thông tin nào là đúng?
 A. Cả hai thanh đều là nam châm. . B. Cả hai thanh đều không phải là nam châm.
 C. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thép. 
 D. Cả ba thông tin trên đều có thể xảy ra.
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
1/ a. Phát biểu quy tắc nắm tay phải (0.5đ)
 b. Ap dụng: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ, cực từ, cực nguồn của hình vẽ sau: (1đ)
2/ Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Lenxơ, ghi rõ kí hiệu, đơn vị các đại lượng trong hệ thức (1,5đ).
3/ BÀI TOÁN: (4đ)
 Có hai điện trở R1=10,R2=15được mắc nối tiếp vào hai điểm có hđt U,thì cđdđ trong mạch là 0,8A. Tính:
Hđt hai đầu mỗi điện trở và hđt hai đầu cả mạch (1,5đ).
Công suất của R2 . Điện năng tiêu thụ của cả mạch trong thời gian 300 phút ra Kwh (1đ).
Giữ nguyên hđt cả mạch không đổi, mắc thêm R3=10 song song với R2. Tính cđdđ qua R3 (1,5đ).
-----HẾT----
ĐÁP ÁN VẬT LÝ 9 HKI (2015-2016)
 TN: (3đ)
ĐỀ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
B
C
A
B
B
C
C
D
A
A
C
C
B
C
B
C
A
B
B
C
C
D
A
A
C
TL :(7đ)
S
N
+++++++
-
 1/ a. Phát biểu đúng (0.5đ)
 b. Vẽ và xác định đúng (1đ)
2/ * Phát biểu đúng định luật 	(0.5đ)
	* Viết đúng công thức	.	(0.5đ)
	* Chú thích đúng kí hiệu, đơn vị.	 (0.5đ)
3.Tóm tắt
R1= R3 =10()
R2=15()
I=0.8(A)
t=300’=5(h)
U1,U2,U=?(v)
P2=?(w)
A=?(kwh)
I3= ?(A)
	Giải
R2
R1
 Vì R1 nối tiếp R2 nên I = I1 = I2 =0.8(A)
 a.Hđt U1,U2,U lần lượt là:
 U1=I.R1= 0.8 . 10 = 8(v)	(0.5đ)
 U2=I.R2= 0.8 . 15 = 12(v)	(0.5đ)
 U=U1+U2= 20(v)	(0.5đ)
 b. C. suất của R2 và đ. năng tiêu thụ của cả mạch:
 P2= U2.I2=12 . 0.8 = 9.6(w) 	(0.5đ)
 A= U.I.t = 20 . 0.8 . 5 = 80wh = 0,08(kwh) (0.5đ)
R2
R1
R3
d.ĐTTĐ:
R2,3 = (R2.R3)/ (R2+R3) = 6() (0.25đ)
R’= R1+ R2,3 =16()	(0.25đ)
CĐDĐ lúc này:
I’=U/R’=20/16= 1.25(A)	 (0.25đ)
I’= I2,3 = 1.25 A)	 (0.25đ)
Hđt U3 :
U3 = U2,3 = I2,3 x R2,3 = 1.25 x 6 = 7.5(v)	 (0.25đ)
CĐDĐ qua R3:
I3 =U3 / R3 =7.5 / 10 = 0.75(A)	 (0.25đ)
* Chú ý :
Cách giải khác đúng cho điểm tương đương.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐÊ DÊ NGHI VL9 HKI 15-16.doc