Đề kiểm tra học kì II – Năm học 2015 - 2016 môn : Sinh 9 thời gian làm bài: 60 phút

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 872Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II – Năm học 2015 - 2016 môn : Sinh 9 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II – Năm học 2015 - 2016 môn : Sinh 9 thời gian làm bài: 60 phút
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS HIẾU THÀNH
GVBM: NGUYỄN THỊ QUÍ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN : SINH 9
THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
* ĐỀ KIỂM TRA:
I TRẮC NGHIỆM:(3 điểm). Em hãy chọn câu đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm.
1. Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường một trong những điều cần thiết phải làm là :
	A: Tăng cường chặt đốn cây rừng và săn bắt thú rừng.
	B: Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản.
	C: Hạn chế gia tăng dân số quá nhanh.
 D: Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
2. Các tác nhân sau tác nhân nào không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường?
 A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong việc bảo vệ cây trồng.
 B. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
 C. Dụng quan liều thuốc trừ sâu trong ruộng.
 D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ.
3. Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh :
A : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
B : Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng.
C : Con người & các sinh vật khác.
D : Các sinh vật khác & ánh sáng.
4. Yếu tố cây cỏ thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?
A : Vô sinh. B : Hữu sinh.
C : Hữu sinh và vô sinh. D : Hữu cơ.
5. Có thể xếp con người vào nhóm sinh thái :
A : Vô sinh. B : Hữu sinh.
C : Vô cơ. D : Chất hữu cơ.
6. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với nhân tố sinh thái nhất định được gọi là :
A : Giới hạn sinh thái. B : Tác động sinh thái.
C ; Khả năng cơ thể. D : Sức bền của cơ thể.
7. Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng :
A : Cây xương rồng. B : Cây phượng vĩ.
C : Cây me đất. D : Cây dưa chuột.
8. Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm :
A : Cỏ lạc đà. B : Cây rêu, cây thài lài.
 C : Cây mía. D : Cây hướng dương.
9: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm ưa khô :
A : Thằn lằn. B : Ếch, muỗi.
C : Cá sấu, cá heo. D : Hà mã.
10. Đặc điểm sau đây không được xem là đặc điểm đặc trưng của quần thể là :
A : Tỷ lệ giới tính của cá thể trong quần thể
B : Thời gian hình thành của quần thể.
C : Thành phần nhóm tuổi của các cá thể.
D : Mật độ của quần thể.
11. Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là :
A : Ấu trùng giai đoạn sinh trưởng & trưởng thành.
B : Trẻ, trưởng thành & già.
C : Trước sinh sản, sinh sản & sau sinh sản.
D : Trước giao phối & sau giao phối.
12. Những đặc điểm đều có ở quần thể người & không có ở các quần thể sinh vật khác là :
A : Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hóa.
B : Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế.
C : Pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục, hôn nhân.
D : Tử vong, văn hóa, giáo dục, sinh sản.
II TỰLUẬN: 7 điểm
Câu 1 : Em hãy nêu các biện pháp phát sinh bệnh và tật di truyền ở người? ( 2điểm).
Câu 2: Thế nào là một lưới thức ăn? Viết một lưới thức ăn có các sinh vật sau: Rong, rắn, cá bé, cá lớn, đại bàng, vi sinh vật. Chỉ ra đâu là sản xuất, đâu là sinh vật tiêu thụ , đâu là sinh vật phân giải? 3điểm.
 Câu 3: Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? (2điểm).
B. HƯỚNG DẪN CHÂM BÀI VÀ THANG ĐIỂM.
I. PHẦN TRẮC NGHỆM: Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
C
B
B
A
C
B
A
B
C
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1 : Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người( 2điểm).
Câu 2: Khái niệm một lưới thức ăn. (1 điểm)
 Viết một lưới thức ăn có đầy đủ các sinh vật : Rong, rắn, cá bé, cá lớn, đại bàng, vi sinh vật. (1 điểm)
 Chỉ ra SV sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. (1điểm).
Câu 3: Nêu được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. (1điểm).
 	Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? (1điểm).
 .. Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE THI HKII - SINH 9-2016.docx