Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)
Nội dung các phần kiến thức trong đề
Cấp độ nhận thức
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
C1(0,5 đ)
(0,5 đ)
Phương thức biểu đạt
C2(0,5 đ)
(0,5 đ)
Biện pháp tu từ
C3(0,5 đ)
(0,5 đ)
Thành phần câu
C4(0,5 đ)
(0,5 đ)
Thành phần câu
C5(0,5 đ)
(0,5 đ)
Miêu tả
C6(0,5 đ)
(0,5 đ)
Đơn
C7(0,5 đ)
(0,5 đ)
Thành phần câu
C8(1,0 đ)
(1,0 đ)
Miêu tả
C9(5,5 đ)
(5,5 đ)
Tổng
3C(1,5đ)
3C(1,5 đ)
1C(0,5 đ)
2C(6,5 đ)
9C(10 đ)
Ghi chú: 
Một số kí hiệu:
- Câu, số điểm. VD: C1(0,5 đ) 
- Trắc nghiệm: TN; Tự luận: TL.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm): 
Chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7)
Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?
	“Bóng Bác cao lồng lộng
	Ấm hơn ngọn lửa hồng”
A. Minh Huệ	B. Tố Hữu	C. Trần Đăng Khoa 	D. Hồ Chí Minh
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:
A. Thuyết minh	B. Tự sự	C. Miêu tả	D. Biểu cảm
Câu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?
A. Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
B. Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
C. Cả A và B có sử dụng phép nhân hóa
D. Cả A và B đều không sử dụng phép nhân hóa
Câu 4. Vị ngữ thường là:
A. Danh từ, cụm danh từ	B. Động từ, cụm động từ
C. Tính từ, cụm tính từ	D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Chủ ngữ và vị ngữ của câu “Chim ri là dì sáo sậu” là:
A. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: sáo sậu	B. Chủ ngữ: sáo sậu; vị ngữ: chim ri
C. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: là dì sáo sậu 	D. Tất cả đều đúng
Câu 6. Muốn tả người cần chú ý đến các yếu tố nào dưới đây?
A. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu
B. Xác định đối tượng cần tả, trình bày kết quả quan sát đó theo thứ tự
C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 7. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?
A. Em muốn vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh	 B. Em bị ốm không đi học được
C. Xin miễn giảm học phí	 D. Em gây mất trật tự trong giờ học
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 8 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây (gạch dưới và ghi cụ thể: CN, VN): 
	Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
Câu 9 (5,5 điểm). Hãy tả hình ảnh một người thân mà em hằng kính yêu (ông, bà, cha, mẹ...).
----------Hết-----------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 6
--------------------
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
D
A
D
C
B
D
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu
Đáp án và hướng dẫn chấm
Thang điểm
8
Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.
 CN1 VN1 CN2 VN2
- Mức tối đa (1,0 điểm): Xác định đúng 4 phần như trên.
- Mức chưa đạt:
+ Cho 0,75 điểm: Xác định đúng được 3/4 phần như trên;
+ Cho 0,5 điểm: Xác định đúng được 2/4 phần như trên;
+ Cho 0,25 điểm: Xác định đúng được ¼ phần như trên.
- Mức không đạt: Xác định sai không đúng như trên, hoặc không làm.
1,0
9
Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài tả người; bố cục đầy đủ, chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh; viết câu, đoạn đúng chính tả, ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tả về người thân được nổi bật, thể hiện lòng kính yêu sâu sắc với người đó; tuy nhiên cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được miêu tả
0,5
Thân bài: 
- Miêu tả khái quát: Tuổi tác, chiều cao, nước da...
- Miêu tả chi tiết:
+ Những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình, sở thích
+ Mắt, mũi, miệng, nụ cười
+ Cử chỉ, hành động, lời nói
+ Quan hệ, ứng xử trong gia đình và xã hội...
4,5
Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả.
0,5
Đánh giá cho điểm:
- Mức tối đa (5,5 điểm): Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa: 
+ Cho 4,5 – 5,25 điểm: Đạt được các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng;
+ Cho 3,5 – 4,25: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên nhưng còn thiếu một vài ý; trình bày còn lỗi về kĩ năng, phương pháp;
+ Cho 2,0 – 3,25: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, trình bày; lỗi về kĩ năng, phương pháp;
+ Cho 0,25 – 1,75: Các mức còn lại.
Mức không đạt (0 điểm): Bài làm sai lạc những yêu cầu nêu trên; hoặc bỏ giấy trắng, không làm bài.
	Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giám khảo cần căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để chấm cho chính xác, linh hoạt; điểm toàn bài lẻ đến 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKII_mon_Van_61516.doc