Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí – lớp 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 623Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí – lớp 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí – lớp 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,5 điểm) 
a/ Để đo thể tích vật rắn không thấm nước chúng ta có thể dùng dụng cụ nào? 
b/ Trong tay em có một bình chia độ, một cái ca và một cái đĩa. Hãy lập một phương án xác định thể tích một vật rắn không thấm nước, nhưng vật rắn này lại không bỏ vào được bình chia độ.
Câu 2: (2,5 điểm) 
- Thế nào là trọng lực và thế nào là trọng lượng.
- Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
- Tại sao những người sống trên mặt đất ở đối xứng với ta qua tâm Trái Đất lại không bị rơi ra khỏi Trái Đất?
Câu 3: (2,0 điểm)
	Thế nào là hai lực cân bằng? Hãy nêu một ví dụ về hai lực cân bằng.
Câu 4: (1,0 điểm)
Đổi các đơn vị:
0,2kg = ...........g = ..............mg.
600g =.............kg = ................tạ.
Câu 5: (2,0 điểm)
	- Khi nào thì có sự xuất hiện của lực đàn hồi.
	- Quan sát chiếc xe đạp, em hãy cho biết những chi tiết nào của xe có tính đàn hồi tốt.
Câu 6: (1,0 điểm)
	Hai vật A và B có cùng khối lượng. Biết rằng thể tích vật A lớn hơn vật B. Hỏi vật nào có khối lượng riêng lớn hơn? Tại sao?
----------- HẾT -----------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Vật lí 6 – Năm học 2014 - 2015
Câu 1: (1,5đ)
a/ Đo thể tích của vật rắn không thấm nước chúng ta có thể dùng bính chia độ hoặc bình tràn	 (0,5đ)
(nêu được 2 dụng cụ, nếu thiếu một dụng cụ trừ 0,25đ)
 b/ Nêu cách làm để đo đúng 	(1,0đ)
 (Đặt cái ca lên trên đĩa đổ nước vào đầy ca, sau đó thả vật rắn vào ca. Một lượng nước tràn từ ca ra ngoài và chứa trong đĩa, lại đổ nước từ đĩa sang bình chia độ để xác định thể tích của lượng nước này. Thể tích của lượng nước tràn chính là thể tích của vật)
Câu 2: (2,5đ)
- Định nghĩa trọng lượng và trọng lực	(1,0đ)
	(Mỗi ‎ý 0,5đ)	
- Trọng lực tác dụng lên một vật có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía tâm Trái Đất.	 (0,5đ)
- Giải thích đúng.	(1,0đ)
	(Do trọng lực hướng về phía tâm Trái Đất nên mọi vật, mọi người ở mọi nơi trên Trái Đất đều bị hút về phía mặt đất và không bị rơi ra khỏi Trái Đất.)
Câu 3: (2,0đ)
- Nêu đúng hai lực cân bằng.	(1,0đ)
- Cho thí dụ 	(1,0đ)
Câu 4: (1,0 điểm)
	Đổi đơn vị đúng (0,5đX2 =1,0đ) 	(1,0đ)	
Câu 5: (2,0 điểm)
	- Khi một vật bị biến dạng đàn hồi, nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên vật làm nó biến dạng.	(1,0đ)
	- Yên xe, vỏ, ruột xe, lò xo. Là những chi tiết có tính đàn hội tốt.	(1,0đ)
Câu 6: (1,0 điểm)
	- Vật B có khối lượng riêng lớn hơn.	(0,5đ).
	- Theo công thức D = m/V.	(0,5đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docLy 6.doc