Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Sinh học 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Sinh học 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Sinh học 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP
TỔ PHỔ THÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: SINH HỌC 8
Ngày kiểm tra: 13/12/2014
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm) Những đặc điểm nào của xương đảm bảo xương có độ vững chắc cao, đàn hồi mà lại tương đối nhẹ? Ở độ tuổi thanh thiếu niên, cần phải làm gì để hệ cơ xương phát triển cân đối và khỏe mạnh?
Câu 2: (2 điểm) Máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng các thành phần của máu. 
Câu 3: (2 điểm) Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi? Cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh tim mạch?
Câu 4: (2 điểm) Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế như thế nào? 
Câu 5: (2 điểm) Trình bày sự biến đổi thức ăn ở ruột non. Sự biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? 
-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2014-2015)
MÔN SINH HỌC LỚP 8
Ngày kiểm tra: 13/12/2014
Câu 1 : Những đặc điểm của xương đảm bảo xương có độ vững chắc cao, đàn hồi mà lại tương đối nhẹ: (1,5đ)
 + Xương chắc, đàn hồi: thành phần hóa học của xương gồm 2 thành phần chính là 
 -Thành phần vô cơ : Chất khoáng làm xương bền chắc. (0,25đ)
 -Thành phần hữu cơ : Cốt giao làm xương có tính mềm dẻo. (0,25đ)
 Sự kết hợp của 2 thành phần này làm cho xương bền chắc và có tính đàn hồi. (0,5đ)
 + Xương chắc và tương đối nhẹ: 
 - Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ. (0,25đ)
 - Mô xương xốp có các nan xương xếp giúp cho xương có sức chịu đựng cao. (0,25đ)
Những biện pháp rèn luyện hệ cơ xương: (0,5đ)
 - Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
 - Rèn luyện TDTT và lao động vừa sức.
 - Ngồi học đúng tư thế, tắm nắng 
Câu 2: Các thành phần của máu, chức năng các thành phần của máu. (2đ)
 + Thành phần của máu: 
 - Huyết tương (55%). (0,25đ)
 - Các tế bào máu (45%) gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. (0,5đ)
 + Chức năng: 
 - Huyết tương : Duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. (0,5đ)
 - Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 . (0,25đ)
 - Tiểu cầu: Tham gia vào quá trình đông máu. (0,25đ)
 - Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể, tạo miễn dịch. (0,25đ)
Câu 3: Giải thích tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi. (1,5đ)
 Tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi vì:
 + Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 pha (0,8s) - (0,25đ)
 - Pha nhĩ co : 0,1s – Nghỉ : 0,7s - (0,25đ)
 - Pha thất co : 0,3s – Nghỉ : 0,5s - (0,25đ)
 - Pha dãn chung : 0,4s. Tim nghỉ hoàn toàn trong 1 chu kỳ 0,4s. Tim làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ nhau nên tim có đủ thời gian để phục hồi. (0,5đ)
 + Lượng máu nuôi tim lớn : chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể. - (0,25đ)
Các biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch: (0,5đ)
 - Không sử dụng chất kích thích ( rượu , bia, ma tuý,...)
 - Kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
 - Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh tức giận; không thức khuya.
 - Hạn chế ăn thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn
 - Cần rèn luyện tim mạch qua hoạt động TDTT.
Câu 4: Sự trao đồi khí ở phổi và tế bào (2đ)
 * Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán. (0,5đ)
 + Trao đổi khí ở phổi: (0,75đ)
 - Nồng độ O2 trong phế nang cao hơn trong máu nên O2 từ phế nang vào máu.
 - Nồng độ CO2 trong máu cao hơn trong phế nang nên CO2 từ máu vào phế nang.
 + Trao đổi khí ở tế bào: (0,75đ)
 - Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế nào nên O2 từ máu vào tế bào.
 - Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 từ tế bào vào máu.
Câu 5: Sự biến đổi thức ăn ở ruột non. (2đ)
 + Biến đổi lí học:
 - Các cơ thành ruột non co bóp tạo lực đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột, đồng thời làm thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa. (0,5đ)
 - Muối mật trong dịch mật nhũ tương hóa lipit. (0,25đ)
 + Biến đổi hóa học:
 - Ở ruột non, biến đổi hóa học là chủ yếu vì ở ruột non có các loại enzim do tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột tiết ra giúp phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn thành các chất đơn giản cơ thể hấp thụ được. (0,5đ)
Gluxit à đường đơn (0,25đ)
Lipit à axit béo và glixêrin (0,25đ)
Prôtêin à axit amin (0,25đ)
---------- Hết ---------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - MÔN SINH HỌC LỚP 8
HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 – 2015
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương II
Vận động
Thành phần và đặc điểm của xương. Rèn luyện cơ xương
Số câu: 1 
Số câu: 1 
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 2 đ
Chương III
Tuần hoàn
Thành phần và chức năng của máu
Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? phòng tránh bệnh tim mạch
Số câu: 1 
Số câu: 1 
Số câu: 2 
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 4 đ
Chương IV
Hô hấp
Cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Số câu: 1 
Số câu: 1 
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 2 đ
Chương V
Tiêu hóa
Sự biến đổi thức ăn ở ruột non
Số câu: 1 
Số câu: 1 
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 2 đ
Tổng cộng
Số câu: 1 
Số câu: 1 
Số câu: 2 
Số câu: 1 
Số câu: 5 
Số điểm: 10đ
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 2 đ
Số điểm: 4 đ
Số điểm: 2 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8.doc