Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử – Lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử – Lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử – Lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2014 - 2015
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: Lịch sử – Lớp 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Ngày kiểm tra: 17/12/2014
 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 Câu 1 (1.5đ): Vì sao vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các quốc gia Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? 
Câu 2 (3.5đ): Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa? 
Câu 3 (2đ): Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười 1917? 
 Câu 4 (3đ): Em hãy trình bày phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á những năm đầu thế kỉ XX? 
HẾT
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2014 - 2015
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: Lịch sử – Lớp 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Ngày kiểm tra: 17/12/2014
 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 Câu 1 (1.5đ): Vì sao vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các quốc gia Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? 
Câu 2 (3.5đ): Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa? 
Câu 3 (2đ): Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười 1917? 
 Câu 4 (3đ): Em hãy trình bày phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á những năm đầu thế kỉ XX? 
HẾT
ĐÁP ÁN SỬ 8
Ngày kiểm tra: 17 /12/2014
Câu 1: (1đ)
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các quốc gia Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:
	- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên (0,5đ)
	- Chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược (0,5đ)
 Câu 2: (3đ)
* Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918
- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủychi phí chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla (1đ)
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận,nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thếgiới bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.(1đ)
- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt la sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. (1đ)
Câu 3: (2đ)
- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hioàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới-chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước rộng lớn (1đ)
- Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. (1đ)
 Câu 4: (4đ)
- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Đó là khởi nghĩa của Ong Kẹovà Com-ma-đam kéo dài 30 năm ở Lào, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha-HemChiêu đứng đầu (1930-1935) ở Cam-pu-chia (1.5đ)
- Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở hai đảo Gia-va,Xu-ma-tơ-ra những năm 1926-1927 ( In-đô-nê- x-ia).Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngã theo phong trào dân chủ tư sản do Xu-các-nô lãnh đạo. (1.5đ)
- Từ năm 1940, khi Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này. (1đ)
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT SU8 HKI 14-15.doc