Đề kiểm tra giữa học kì II - Khối 10 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II - Khối 10 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II - Khối 10 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Gv: Trần Thị Huệ. Tổ Ngữ văn
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII- KHỐI 10 NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề 1. 
Câu 1: (3,0 điểm) Xác định một phép tu từ trong câu tục ngữ trên và nêu tác dụng.
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
 (Tục ngữ)
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn 1 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. 
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.	 
 (Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô)
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII- KHỐI 10. NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Đề 2.
Câu 1 (3,0 điểm): Xác định một phép tu từ trong câu tục ngữ và nêu tác dụng.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
 (Tục ngữ)
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn 2 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
 (Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô)
ĐÁP ÁN
 Đề 1: 
Câu 1: (3,0 điểm)
 Biện pháp tu từ: ẩn dụ: gỗ, nước sơn
 Tác dụng: làm cho lời văn thêm gợi hình, gợi cảm. Qua hình ảnh gỗ, nước sơn chỉ phẩm chất của con người quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài.
Câu 2: (7,0 điểm): Phân tích đoạn 1 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
MB: (0,5 điểm) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn 1 
TB: (6,0 điểm)
(3,0 điểm) Luận đề chính nghĩa.
 Tư tưởng “ nhân nghĩa”: có từ trong đạo nho -> mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dựa trên tình thương và đạo đức.
 Nguyễn Trãi: “nhân nghĩa” gắn với yên dân, vì dân mà trừ bạo.(đem lại sự bình yên cho dân, kẻ nào, lực lựợng nào phá tan sự bình yên , hạnh phúc của dân chúng thì phải loại trừ, đấu tranh giành lại độc lập cho nhân dân. )-> mới mẻ, tiến bộ.
 Thực tế: giặc minh xâm lược.
Cuộc chiến đấu của ta là chính nghĩa, xâm lược của giặc Minh là phi nghĩa.
2. (3,0 điểm) Chân lí khách quan: Sự dộc lập chủ quyền của nước Đại Việt đã có từ ngàn đời. 
 Quốc gia Đại Việt Có Cơ sở tồn tại, có thực tiễn lịc sử: đã chia, đã lâu, 
 Chỉ rõ yếu tố làm nên sự tồn tại của một đất nước: tên nước, văn hiến, ranh giới, phong tục, triều đại, chủ quyền, hào kiệt. 
(NQSH: TK11: Lí Thường Kiệt mới chỉ có 2 yếu tố: chủ quyền, ranh giới)
Những kẻ nào đi ngược lại chân lí khách quan này -> tự chuốc laý thất bại. 
Lí lẽ sắc sảo, giọng văn đĩnh đạc, đàng hoàng vừa khẳng định chân lí vừa, vừa tự hào. 
KB: (0,5 điểm) Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn 1 
Đề 2: 
Câu 1: (3 điểm)
Biện pháp tu từ: ẩn dụ: mực, đèn.
Tác dụng: làm cho lời văn thêm gợi hình, gợi cảm. Qua hình ảnh mực, đèn -> môi trường sống xung quanh ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách con người.
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn 2 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
MB: (0,5 điểm) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn 2 
TB: (6,0 điểm)
(2,0 điểm) Nguyễn Trãi chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh: 
Mượn gió bẻ măng, thừa cơ gây hoạ, đục nước béo cò, kéo quân sang xâm lược nước ta.
2. (4,0 điểm) Tội ác của giặc Minh:
 - Diệt chủng: nướng dân..(thiêu sống, chôn sống), rán mỡ lấy dầu, mổ bụng treo ngược trên cành cây. 
 - Vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động.(chúng bắt dân ta lao động cho đến chết)
 - Phá hoại môi sinh, môi trường, tàn hại cỏ cây muôn thú. 
 - Bình luân về tội ác.
 - Nghệ thuật: giọng văn thống thiết, xót xa, bộc lộ rõ nỗi uất nghẹn của nhân dân ta. 
KB: (0,5 điểm) Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn 2 
Gv: Trần Thị Huệ. 
Tổ: Ngữ văn
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
MÔN NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2015 - 2016
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
1.Tiếng Việt
Cho đoạn thơ:
- Xác định phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
1 câu
3 đ
1câu
3đ
(30%)
2. Làm văn
- Phân tích đoạn 1 bài “ Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi).
- Phân tích đoạn 2 bài “ Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi).
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “ Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ).
Làm một bài văn tự sự
1 câu
7 đ
(70%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
1 câu
3 đ
(30%)
1 câu
7đ
(70%)
 2câu
10 đ
(100%)

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Van 10 (Hue).doc