Đề kiểm tra chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng ôn thi thpt quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
(Đề thi gồm có 01 trang) 
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2016 
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (3.0 điểm):	
Giai đoạn lịch sử nào nền kinh tế Nhật Bản được coi là giai đoạn phát triển “thần kì”? Trình bày biểu hiện của sự phát triển “ thần kì ” và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó? So sánh điểm giống nhau trong nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản. 
Câu 2. (2.0 điểm):
 Trình bày sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Sự ra đời của ba tổ chức đó phản ánh điều gì và đặt ra yêu cầu lịch sử nào?
Câu 3. (2.0 điểm):
Tại sao lại khẳng định nạn đói là một trong những khó khăn lớn đe dọa chính quyền nước ta sau Cách mạng tháng Tám? Đảng và Chính phủ ta đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Từ đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân em thông qua việc học nội dung lịch sử này. 
Câu 4. (3.0 điểm):
	Phân tích hoàn cảnh lịch sử mới để Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950. Chủ trương của Đảng ta ? Em có nhận xét gì về ý kiến đánh giá : “Chiến thắng Biên Giớimở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến”.
-------------------- Hết --------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:SBD:
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN 
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM KTCL ÔN THI THPTQG LẦN 5 NĂM 2016
 MÔN: LỊCH SỬ
I. LƯU Ý CHUNG:
- Dưới đây là những gợi ý cơ bản, bài viết phải lập luận chặt chẽ, logic, diễn đạt mạch lạc mới được điểm tối đa.
II. ĐÁP ÁN:
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giai đoạn lịch sử nào nền kinh tế Nhật Bản được coi là giai đoạn phát triển “ thần kì” ? Trình bày biểu hiện của sự phát triển “ thần kì ” và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó? So sánh điểm giống nhau trong nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản.
3.0
a
Giai đoạn lịch sử nền kinh tế Nhật Bản được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” là giai đoạn 1960-1973 (0.25 điểm)
b.
Biểu hiện của sự phát triển “ thần kì ” và nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó (2.0 điểm)
* Biểu hiện của sự phát triển “ thần kì ”
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật từ 1960 – 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973 tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân là 7,8
0.5
- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Canađa ,vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ)
0.25
- Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
0.25
* Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển đó
 - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỷ luật, có kiến thức, cần cù, tiết kiệmđây được xem là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu.
0.25
- Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có sức cạnh tranh cao.
0.25
 - Nhật Bản biết áp dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm.
0.25
- Chi phí cho quốc phòng thấp, biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ của Mỹ, các cuộc chiến tranh để làm giàu. 
0.25
c
So sánh điểm giống nhau trong nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế giữa Mĩ và Nhật Bản.(0.75 điểm)
- Vai trò lãnh đạo quản lý tốt của nhà nước, các công ty năng động, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
0.5
- Áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm
0.25
2
Trình bày sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Sự ra đời của ba tổ chức đó phản ánh điều gì và đặt ra yêu cầu lịch sử nào?
2.0
a
Trình bày sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 
(1.75 điểm)
- Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo phong trào. -> yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có tổ chức cộng sản lãnh đạo nhằm đưa phong trào tiếp tục phát triển
0.5
- Cuối tháng 3 – 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên.
0.25
- Tháng 5 – 1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng.
0.25
- Ngày 17 – 6 – 1929, những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ đã họp và thành lập Đông Dương Cộng sản đảng
0.25
- Tháng 8 – 1929 những hội viên còn lại của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
0.25
- Tháng 9 – 1929 những hội viên giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
0.25
b
Sự ra đời của ba tổ chức đó phản ánh điều gì và đặt ra yêu cầu lịch sử nào?(0.25 điểm)
- Sự ra đời ba tổ chức cộng sản phản ánh sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng nước ta.
- Yêu cầu lịch sử đặt ra là: thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng.
0.25
3
Tại sao lại khẳng định nạn đói là một trong những khó khăn lớn đe dọa chính quyền nước ta sau Cách mạng tháng Tám? Đảng và Chính phủ ta đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? Từ đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân em thông qua việc học nội dung lịch sử này. 
2.0
a.
Tại sao lại khẳng định nạn đói là một trong những khó khăn lớn đe dọa chính quyền nước ta sau Cách mạng tháng Tám?Đảng và Chính phủ ta đã giải quyết khó khăn đó như thế nào? (1.5 điểm)
* Bởi vì
- Đây là một khó khăn rất lớn đe dọa chính quyền cách mạng vì nếu không giải quyết được khó khăn này sẽ làm cho sức dân, sức nước ngày càng suy kiệt, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào chế độ mới.
0.25
- Thực tế nước ta sau Cách mạng tháng Tám: kinh tế nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 chưa khắc phục đượcnên hậu quả là nạn đói diễn ra khắp mọi nơi.
0.25
* Đảng và Chính phủ ta đã giải quyết khó khăn.
- Biện pháp trước mắt: 
 + Kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”, thực hiện “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”
0.5
- Biện pháp lâu dài: 
+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, coi đây là biện pháp hàng đầu và lâu dài , phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất
+ Ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng 20%...
0.5
b
Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân em trong việc học tập hiện nay thông qua việc học nội dung lịch sử này.(0.5 điểm)
- Nhận thức rõ: Lịch sử dân tộc ta đã từng trải qua những thử thách khó khăn như thế.
0.25
-Từ những biện pháp giải quyết khó khăn để rút ra những bài học cho bản thân như: sự chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn hoạn nạn, không ngừng phấn đấu thi đua
0.25
4
Phân tích hoàn cảnh lịch sử mới để Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950. Chủ trương của Đảng ta ? Em có nhận xét gì về ý kiến đánh giá : “Chiến thắng Biên Giớimở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến”.
3.0
a
Phân tích hoàn cảnh lịch sử mới để Đảng và chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950(2.25 điểm)
- Sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có những thuận lợi và phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
0.25
* Về thuận lợi: 
1/1/0/1949, cách mạng Trung Quốc thành công nước cộng hoàn nhân dân Trung Hoa ra đời. CNXH trở thành hệ thống thế giới tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
0.5
- Tháng 1/1950, các nước XHCN Trung Quốc, Liên Xô, Đông Âu lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Điều đó làm cho uy tín và địa vị của ta được nâng cao tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.
0.5
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Cam puchia cũng phát triển và giành thêm thắng lợi.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phản đối chiến tranh ở Đông Dương lên cao.
0.25
- Lực lượng kháng chiến của ta lớn mạnh về mọi mặt, hậu phương của ta được củng cố phát triển toàn diện ( 1948-1950) đủ khả năng chi viện cho tiền tuyến.
0.25
* Về khó khăn:
- Từ giữa năm 1949, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương.
+ Mĩ giúp sức và tiền của cho Pháp thực hiện kế hoạch Rơve.
+ Công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại.
+ Đồng ý viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp .
0.25
- Từ tháng 6/1949, Pháp đã thực hiện kế hoạc Rơve:
+ Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 
+ Thiết lập hành lang Đông Tây để bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
+ Chuẩn bị kế hoạch, quy mô lớn tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai hi vọng giành thắng lợi nhanh chóng kết thúc chiến tranh
0.25
b.
Chủ trương của Đảng ta(0.25 điểm)
- Để khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi của hoàn cảnh, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
0.25
c
 Em có nhận xét gì về ý kiến đánh giá: “Chiến thắng Biên Giớimở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến”?(0.5 điểm)
Đánh giá nêu trên là hoàn toàn đúng đắn, đã khẳng định được ý nghĩa to lớn của chiến thắng Biên Giới vì:
- Với chiến thắng này, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa đã được khai thông.
0.25
- Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)
0.25
-------------------------------------Hết--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QG.doc