Đề khảo sát lớp 9 – tháng 2 – 2016 môn ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát lớp 9 – tháng 2 – 2016 môn ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát lớp 9 – tháng 2 – 2016 môn ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
Trường THCS Đông Sơn Đề KHảO SáT Lớp 9 – tháng 2 – 2016
 Môn ngữ văn
 Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: ĐọC - Hiểu (3 điểm)
 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
 “Dù ở gần con,
 Dù ở xa con, 
 Lên rừng xuống bể, 
 Cò sẽ tìm con, 
 Cò mãi yêu con.
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
 1, Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản ấy?
 2, Ghi lại điều em ghi nhớ sau khi học văn bản có chưa đoạn trích trên?
 3, Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối đoạn trích trên.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) nêu suy nghĩ của em về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Hướng dẫn chấm Ngữ văn 9 - Đề khảo sát tháng 2 – 2016
Phần I: ĐọC - Hiểu (3 điểm)
 1, (1điểm). HS trả lời đúng mỗi ý được 0,25đ:
Đoạn thơ trích từ văn bản Con cò (0,25đ) , Của Chế Lan Viên (0,25đ)
Xuất xứ: Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962 (0,25đ)
 In trong tập “Hoa ngày thường – chim báo bão”(0,25đ).
 2,(1điểm). Ghi lại chính xác ghi nhớ được 1 điểm, mỗi ý đúng được 0,5điểm:
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.(0,5đ)
Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết những suy ngẫm sâu sắc.(0,5đ)
 3,(1điểm). Học sinh biết cách cảm nhận vẻ đẹp của 2 câu thơ: 
 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
Có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò. 2 câu thơ như lời ru của mẹ với con.(0,25đ)
Trong suy nghĩ và quan niệm của mẹ, dù con có trưởng thành, có đi tới chân trời xa nào thì con vẫn là con của mẹ, vẫn đáng yêu, đáng thương, vẫn cần được mẹ che chở, vẫn là niềm tự hào, niềm tin của mẹ.....(0,25đ)
Dù hoàn cảnh có như thế nào chăng nữa thì lòng mẹ cũng luôn bên con, luôn dõi theo con.....(0,25đ)
Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc. Qua đó ngợi ca tình mầu tử thiêng liêng của người mẹ....(0,25đ)
(GV căn cứ vào nội dung và hình thức xây dựng đoạn văn của HS cho điểm tương xứng).
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) nêu suy nghĩ của em về tình 
trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
 Đây là bài Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống, GV căn cứ Kĩ năng xây dựng luận điểm của kiếu bài để cho điểm HS, cần đảm bảo những ý chính sau:
 A, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận .(0,25đ)
 B, Thân bài: (2,5 đ)
Giải thích thế nào là Vệ sinh an toàn thực phẩm?– Là thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, là thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhiễm các chất độc hại.... (0,5đ)
Thực trạng vấn đề: Thực phẩm mất an toàn vệ sinh vẫn ngày ngày hiện diện trên thị trường, thậm chí qua mặt các cơ quan chức năng...(0,5đ)
Tác hại: Số người, số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng có xu hướng gia tăng, nhiều người tiêu dùng bị ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí thiệt mạng.....(0,5đ)
Nguyên nhân: (0,5đ)
 + Về phía nhà sản xuất: Chạy theo lợi nhuận, thiếu hiểu biết...
 + Về phía các cơ quan chức năng: Nhân lực thiếu, quản lí chưa nghiêm...
 + Về phía người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, tham rẻ, cả tin....
Giải pháp: (0,5đ)
 + Tạo ra một hành lang pháp chế đủ mạnh, có hiệu lực thực tế, xử lí nghiêm những hành vi vi phạm....
 + Cần nâng cao ý thức mỗi người dân... Hãy là người tiêu dùng thông minh, nhận thức đúng đắn vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách tự bảo vệ mình và gia đình...
 C, Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân, đưa ra lời khuyên.... (0,25đ)
Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
 Về kiểu bài Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ đến nay HS chưa học kĩ năng xây dựng bài nhưng qua bài giảng của GV và kĩ năng lớp 8, các em cũng có thể hoàn thành được bài nghị luận trên, tuy nhiên mức độ đạt được chắc chắn sẽ chưa cao. Vì vậy căn cứ vào nội dung bài giảng trên lớp của GV để cho điểm HS, cũng chưa nên yêu cầu quá khắt khe với các em.
Bài viết cần rõ bố cục 3 phần, rõ luận điểm:
A, Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung 2 khổ thơ (0,5đ)
B, Thân bài: (3đ)
+ Lần lượt phân tích được những nội dung chính của 2 khổ thơ (như SGV) (2,5đ)
+ Nghệ thuật (0,5đ): Giọng điệu vừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết tự hào. Thể thơ 8 chữ. Cách gieo vần từng khổ không cố định. Nhịp thơ nhìn chung là nhịp chậm diễn tả sự trang nghiêm thành kính lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ... 
C, Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng, liên hệ thực tiễn...(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_vao_10_mon_ngu_van.docx