Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi thi tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 môn: Sinh học 9

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 981Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi thi tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 môn: Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi thi tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 môn: Sinh học 9
UBND HUYỆN TAM ĐẢO
PHÒNG GD & ĐT 
-------
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THI TỈNH
NĂM HỌC 2015-2016
Môn : Sinh học 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
------------------------------------------
(Đề này gồm 01 trang)
Câu 1: 1,0 điểm
Bộ NST của loài được đặc trưng bởi các yếu tố nào? Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?
Câu 2: 1,0 điểm
 Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là ARN?
Câu 3: 1,0 điểm
	Người mang ba nhiễm sắc thể 21 bị mắc hội chứng nào? Giải thích cơ chế phát sinh hội chứng đó?
Câu 4: 1,0 điểm
 Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó? 
Câu 5: 1,0 điểm
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?
Câu 6: 1,0 điểm
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?
Câu 7: 1,0 điểm 
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ?
Câu 8: 1,0 điểm 
Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp thứ nhất chứa hai cặp gen dị hợp Aa và Bb, cặp thứ hai chứa một cặp gen dị hợp Dd và cặp thứ ba là cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Biết trên các cặp NST không xảy ra trao đổi chéo.
a. Viết các kiểu gen có thể có của tế bào 2n bình thường nói trên.
 b. Viết các kiểu giao tử có thể có khi tế bào nói trên giảm phân hình thành giao tử bình thường.
Câu 9: 2,0 điểm 
 Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho ba thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
..Hết
UBND HUYỆN TAM ĐẢO
PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO
-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG THI TỈNH
Năm học 2015-2016
Môn : Sinh học 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
------------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật thể hiện qua số lượng và hình dạng NST
0,25
- Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ vì: 
 + Qua nguyên phân có sự nhân đôi, phân li, tổ hợp của NST.
 + Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra bộ NST đơn bội ở các giao tử .
 + Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội kết hợp với nhau tạo nên hợp tử có bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài. 
 Sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
0,75
2
Sơ đồ: ARN ADN mARN axit amin
0,25
 Giải thích:
+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.
+Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.
+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein
0,75
3
- Người mang 3 NST 21 bị mắc hội chứng Đao ..
- Cơ chế phát sinh hội chứng Đao:
+ Trong quá trình giảm phân ở bố hoặc mẹ (chủ yếu là mẹ) cặp NST 21 không phân li tạo giao tử đột biến mang 3 NST 21 (n+1) .
+ Trong thụ tinh giao tử mang 3 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST 21 tạo hợp tử mang 3 NST 21 phát triển thành người mắc hội chứng Đao .
0,5
0,25
0,25
4
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với một nhân tố sinh thái nhất định
- Khi sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn
- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết ..
0,25
0,25
0,25
0,25
5
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:
- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ...
- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.
- VD: ( Học sinh lấy ví dụ đúng )
0,25
0,25
0,25
b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.
0,25
6
a.
- Mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài
- Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, ..
- Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ.
0,25
0,25
0,25
b. Trong thực tiễn sản xuất cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ à tăng năng suất cây trồng, vật nuôi..................................
0,25
7
- Thể một nhiễm: 2n - 1 = 9
- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 11
- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 12
- Thể không nhiễm: 2n - 2 = 8
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a. Các KG có thể có: Dd XX ; hoặc Dd XX.
( Viết được 1 kiểu cho 0,25 điểm )
0,5
b. Các kiểu giao tử có thể được tạo ra:
 Dd XX ABDX, ABdX, abDX, abdX
 Dd XX AbDX, AbdX, aBDX, aBdX
0,25
0,25
9
a.
- Kiểu gen của P: AaBbDd (Cao, muộn, dài) x AABbdd (cao, muộn, tròn)
- Số kiểu gen ở F1 : 12
- Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
0,5
0,25
0,25
b. 
- Số loại kiểu hình ở F1 : 4
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1
( HS trình bày và ra kết quả đúng mới cho điểm, trường hợp HS viết SĐL hoặc lập khung pennet để thống kê thì không cho điểm.)
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_on_tinh_2016.doc