Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 11 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 11 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 11 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn: N Văn 11 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 “ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình 
nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn 
hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân 
chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi 
thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: 
Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.” 
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì?(0,5đ) 
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ nghệ thuật và hiệu quả nghệ thuật của chúng?(1đ) 
c. Ý nghĩa của việc so sánh Đăm Săn với các hình ảnh thiên nhiên?(0,5đ) 
Câu 2 (2,0 điểm) 
 “Ông vua bóng rổ nhà nghề” Mĩ Michael Jordan từng chia sẻ: “ Tôi đã bỏ lỡ hơn 9000 pha 
ghi điểm trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã thua gần 300 trận đấu. 26 lần tôi được tin cậy để chiến 
thắng nhưng tôi đã bỏ lỡ. Tôi đã thất bại liên tục trong cuộc sống của tôi. Và đó là lí do tại sao 
tôi thành công.” 
 Từ lời tâm sự của Michael Jordan, anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong cuộc 
sống? 
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) – Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3.a hoặc 3.b 
Câu 3.a (2,0 điểm) Dành cho học sinh các lớp khối A, khối A1, khối B và lớp A15 
 Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. 
Câu 3.b (2,0 điểm) Dành cho học sinh các lớp khối C, khối D 
 Số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa trong ca dao than thân. 
.------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 
MÔN: NG VĂN 10 
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
1(2 đ) a. Sử thi Đăm Săn, tác iả dân ian ( tập thể người dân Ê đê - Tây 
Nguyên), sử thi anh hùn (sử thi). 
b. Các biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, điệp từ, điệp cú pháp, đối, đảo, 
liệt kê, từ láy. 
 Hiệu quả n hệ thuật: khắc họa và nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp người 
anh hùng Đăm Săn - khỏe khoắn, ngang tàng, oai phong, dũng mãnh, một tù 
trưởng giàu có, danh tiếng, quyền uy, được nể trọng – đại diện cho sức mạnh, 
tài năng, vẻ đẹp và khát vọng của cộng đồng Ê đê thời cổ đại. 
c. Ý n hĩa: vẻ đẹp, sức mạnh của Đăm Săn được sánh ngang với thiên nhiên 
góp phần tôn lên tầm vóc của người anh hùng: tầm vóc trời đất, vũ trụ, từ đó 
tô đậm vẻ đẹp hình tượng người anh hùng Ê đê cổ đại. 
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
2 (3 đ) I. u cầu chun 
-Học sinh biết cảm nhận nghĩa của câu nói, biết bình luận và rút ra bài học cho 
bản thân. 
- Bố cục r ràng, lập luận ch t ch , di n đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc 
những l i di n đạt. 
II. u cầu c thể 
1.MB: sự bản lĩnh, vững vàng trước thất bại để đạt đến thành công 
2.TB 
a.Giải th ch: 
- Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như mình dự định, mong muốn; 
ngược lại thành công là khi ta đạt được kết quả mĩ mãn theo muốn, hoàn thành 
công việc thuận lợi, tốt đẹp. 
- Câu nói của M.Jordan: sự nghiệp nhiều thất bại lại là nguyên nhân dẫn tới thành 
công rực rỡ, ẩn sau đó là tinh thần không nản chí, không gục ngã trước thất bại liên 
tiếp trong cuộc sống. 
=> Hàm chứa triết lí sâu sắc về mối quan hệ giữa thất bại và thành công (vững vàng 
trước thất bại s đưa đến thành công), là bài học có nghĩa thiết thực với tất cả con 
người và mọi thời. 
b. Phân t ch, chứn minh, bình luận: 
- Bất cứ ai cũng mong muốn thành công (để tạo công danh sự nghiệp, khẳng định 
bản lĩnh hay để đạt được hạnh phúc,) 
- Tuy nhiên cuộc sống luôn nhiều thử thách, chông gai nên không ai không từng 
vấp ngã. 
+ Phản ứng tiêu cực: yếu đuối, bỏ cuộc, đầu hàng, tự ti, tuyệt vọng, rơi vào bế tắc, 
bi quan(dẫn chứng – đ c biệt ở một bộ phận giới trẻ - phê phán) 
+ Thái độ tích cực: không bỏ cuộc, rút ra bài học, tiếp tục chinh phục thành công ( 
dẫn chứng từ các vĩ nhân như Louis Paster, Edison, Meldel, Darwin, Bill Gates, 
Nobel, Beethoven, Hồ Chí Minh, Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, – ca ngợi ) 
c. Bài học nhận thức và hành đ n : 
- Không bi quan, nản chí mà phải kiên trì, n lực, có chí và niềm tin, 
- Không sợ thất bại, biết chấp nhận thất bại, dũng cảm nhìn vào thực tế, vào hạn chế 
bản thân để vượt qua trở ngại. 
- Rút bài học, sửa đổi lối suy nghĩ, cách làm việc, coi thất bại là cơ hội học hỏi vô 
giá. 
- Không ngừng nuôi dưỡng ước mơ, lí tưởng, mục tiêu cao đẹp. 
- Phê phán những người sống yếu đuối, d buông xuôi, thiếu kiên trì và chí 
d. Mở r n , li n hệ bản thân: 
0.25 
0.5 
1.0 
0.5 
- Một số người trước thất bại trở nên cay cú, bất mãn, oán hận, lệch lạc 
- Sau thất bại, cần tiếp thu kiến đóng góp của mọi người xung quanh 
- Nếu thất bại liên tiếp quá nhiều, cần nghiêm túc, tỉnh táo nhìn nhận một cách toàn 
diện để tìm cách thức khác phù hợp hơn. 
- Liên hệ bản thân: là một học sinh, đôi khi làm người thân phiền lòng, bị thầy cô 
nhắc nhở hay bị điểm kém, 
3.KB: Khẳng định lại vấn đề và nghĩa câu nói. 
0.5 
0.25 
3.a (5 đ) 
1.MB 
- Giới thiệu tác phẩm 
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật. 
2.TB 
a. Giới thiệu hoàn cảnh và số phận Tấm: 
- Từ nhỏ: mồ côi cha mẹ, phải ở cùng mẹ con Cám độc ác, cay nghiệt, sống cô đơn, 
khổ cực, bị bóc lột sức lao động, bị ghẻ lạnh, thiếu thốn cả vật chất và tình yêu 
thương, 
- Lớn lên: bị tranh giành, cướp giật tất cả niềm vui, hạnh phúc, thậm chí cả quyền 
sống. 
+ Trước khi làm hoàng hậu: bị cướp giỏ tép và yếm đào, cướp Bống, không cho dự 
hội, 
+ Sau khi làm hoàng hậu: liên tục bị giết hại, đuổi cùng diệt tận, 
=> Số phận bất hạnh nhưng ở Tấm luôn tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn. 
b. Vẻ đẹp nhân vật Tấm: 
- Chăm chỉ, chịu thương chịu khó ( ở nhà, ở cùng bà hàng nước). 
- Hiền lành, thật thà, ngây thơ. 
- Tốt bụng, giàu yêu thương. 
- Hiếu thảo. 
- Khéo léo, đảm đang ( ở nhà bà hàng nước). 
- Yêu thương nhà vua chân thành, tha thiết, quấn qu t, dịu dàng, chăm lo,Các lần 
hóa thân liên tiếp cho thấy khát khao xum vầy, hạnh phúc. 
- Vẻ đẹp ngoại hình ( đi dự hội) và vẻ đẹp của m i lần hóa thân ( vàng anh, xoan 
đào, thị) 
- Sức sống mãnh liệt, không ngừng tr i dậy, vươn lên trước sự vùi dập của cái ác, 
đấu tranh mạnh m đòi lại quyền sống, quyền hạnh phúc, công bằng.Có sự vận 
động, phát triển trong tính cách: từ yếu đuối, thụ động sang mạnh m , chủ động, 
quyết liệt đấu tranh. 
( mỗi ý, HS lấy dẫn chứng PT+CM+BL) 
=> Khái quát: Đẹp nết, đẹp người, luôn được phần thưởng, bù đắp, cuối cùng có 
được hạnh phúc ( môtíp của cổ tích thần kì). Tấm đại diện cho số phận và vẻ đẹp 
của người dân lao động trong xã hội VN xưa, là nhân vật gửi gắm ước mơ công 
bằng, hạnh phúc, tinh thần lạc quan, tư tưởng nhân đạo, triết lí dân gian: ở hiền g p 
lành, ác giả ác báo, thiện thắng ác; là tiếng nói đấu tranh xã hội, giai cấp, thiện ác, 
tiếng nói của nhân dân lao động 
c. Nghệ thuật: 
- Môtíp cổ tích thần kì: mồ côi, nhiều trắc trở nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp và 
cuối cùng được hạnh phúc. 
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: nhiều phẩm chất đẹp, có sự phát triển 
trong tính cách từ yếu đuối, thụ động sang chủ động, mạnh m  
- Nghệ thuật kể chuyện, cốt truyện hấp dẫn 
- Các yếu tố thần kì 
3.KL 
- Khẳng định vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Tấm 
- Nhấn mạnh giá trị, sức sống của hình tượng. 
0.5 
0.5 
2.5 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.75 
0.5 
0.5 
0.5 
*Lưu ý: HS có thể làm theo nhiều cách, song cần đảm bảo yêu cầu nội dung kiến thức và hình thức 
trình bày. 
------------------------ Hết ------------------------ 
---------- 
3b(5đ) 
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
1.MB: 
- Giới thiệu ca dao than thân 
- Số phận và vẻ đẹp người phụ nữ VN xưa trong ca dao than thân. 
2.TB: 
a. Đặc điểm XH PK: 
- Trọng nam khinh nữ 
- Những quy tắc khắt khe 
=> Nguồn gốc của mọi bi kịch thân phận người phụ nữ, được phản ánh chân thực, 
thấm thía trong bộ phận ca dao than thân. 
b. Số phận: 
- Bị chà đạp, không tự định đoạt được số phận 
- Giá trị không được biết đến ho c bị coi rẻ 
- Bi kịch tình yêu dang dở 
=> Số phận bất hạnh, ẩn sau là lời than thở xót xa, cũng là niềm cảm thông, chia sẻ, 
là tiếng nói tố cáo quyết liệt tới những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên vẻ đẹp, quyền 
sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ 
 Tuy bất hạnh nhưng người phụ nữ luôn thức và tự khẳng định vẻ đẹp của 
mình trước cuộc đời. 
c. Vẻ đẹp: 
- Ngoại hình 
- Nội tâm: 
 + Tâm hồn trong trắng, tấm lòng son sắt, thế giới tâm hồn thú vị 
 + Luôn khát khao sống, hạnh phúc, khao khát được trân trọng, yêu thương. 
 + Phản kháng quyết liệt trước những thế lực chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh 
phúc của mình. 
=> Càng khổ đau, bất hạnh, viên ngọc tâm hồn càng lấp lánh, đáng qu , đáng 
trân trọng. 
( mỗi ý, HS lấy dẫn chứng cụ thể PT+CM+BL) 
d.Khái quát: 
 * ND: - Ca dao than thân phản ánh chân thực thân phận bất hạnh của người PN. 
 - Ca dao than thân chứa đựng tinh thần nhân đạo: 
 + Cảm thông, thương xót, đồng cảm 
 + Tố cáo xã hội, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. 
 + Khẳng định, đề cao, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ. 
 => Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. 
 * NT: 
 - Môtíp “thân em” 
 - Các biện pháp tu từ và hệ thống hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi 
 - Thể thơ 
 - Giọng điệu 
=> Nghệ thuật đ c sắc đã chuyển tải nội dung sâu sắc, làm r được số phận và vẻ 
đẹp của người phụ nữ xưa trong XHPK. 
3.KB: 
- Khẳng định lại giá trị của ca dao và số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. 
- Liên hệ đời sống của phụ nữ Việt Nam hiện đại. 
------- 
0.5 
0.25 
1.5 
1.75 
0.25 
0.25 
0.5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfVan10.pdf