Đề cương ôn tập học kì II môn ngữ văn 8 (2015-2016)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1091Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn ngữ văn 8 (2015-2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn ngữ văn 8 (2015-2016)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II MÔN NGỮ VĂN 8(2015-2016)
I, Văn Bản:
* Học thuộc lòng bài thơ: Nhớ Rừng, Quê Hương, Tức Cảnh Pác Bó, Ngắm Trăng, Đi Đường.
* Hiểu, cảm nhận, phân tích được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các văn bản: Chiếu Dời Đô, Hịch Tướng Sĩ, Nước Đại Việt Ta, Bàn Luận Về Phép Học.
 -Mục đích của việc học: là để làm người
 -Quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập:
Việc học phải được phổ biến rộng khắp nơi; việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản; tuần tự tiến lên từ thấp đến cao; học rộng nhưng phải nắm cho chắc; học đi đôi với hành.
STT
Tên VB
Tác giả
T. loại
 Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
 1
Chiếu dời đô( Thiên đô chiếu )
Lí Công Uẩn( Lí Thái Tổ )
(974-1028)
Chiếu- nghị luận TĐ
-Chữ Hán
Phản ánh khát vọng của ND về một đất nước độc lập, thống nhất, ý chí tự cường của DT Đại Việt trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, LL giàu thuyết phục, hài hoà tình, lí.
 2
Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn)
Trần .Q.Tuấn
( 1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
NLTĐ
Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc
LL chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết...
 3
Nước Đại Việt ta (Trích BNĐC)
Nguyễn Trãi ( 1380- 
Cáo- chữ Hán NLTĐ
ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
LL chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
 4
Bàn luận về phép học( Luận học pháp )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 
( 1723- 1804 )
Tấu- chữ Hán NLTĐ
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành)
LL chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
II, Tiếng Việt:
Nêu được khái niệm, đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, phủ định.
1.
Câu nghi vấn
* Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời .
2. 
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. 
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
5. 
Câu phủ định
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....
*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
Nêu được khái niệm hành động nói, một số kiểu hành động nói thường gặp.
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
III, Tập Làm Văn:
Hiểu được luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận.
Hiểu được thế nào là chứng minh giải thích.
Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận.
Một số đề văn tham khảo:
Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Từ văn bản “Nước Đại Việt Ta” em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước.
Giải thích câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.
Bài làm:
Đề 1: Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiễn nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.
Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩ bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.
Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.
Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?
Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.
Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt đượ kết quả như mình mong đợi.
Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.
Câu tục ngữ “Có kim mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Đề 2:  Chúng ta đã trải qua những trang lịch sử lâu dài và vẻ vang, tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng vẫn luôn hiện hữu niềm tự hào trong mỗi người dân Việt Nam về những con người yêu nước, dành trọn tình yêu cho quê hương của họ.Trong số đó, có những vị anh hùng nổi bật như Lý Công Uẩn- tác giả của “Chiếu Dời Đô”, Trần Quốc Tuấn trong “Hịch Tướng Sĩ” và Nguyễn Trãi của “Nươc Đại Việt Ta”. . 
Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là bảng tuyên ngôn độc lập mang ý nghĩa lịch sử của cả một đất nước, thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc.Tư tưởng nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của của nho giáo trung hoa, được hiểu là lòng thương người, là việc cần làm.Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, nhưng muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo, làm hại hết dân bỏi nhân nghĩa là gắn liền với việc chống giặc trong lẫn giặc ngoài, bảo vệ cuộc sống nhân dân.Có bảo vệ được dân thì mới thực hiện được mục đích cao cả là yên dân.Trong “Bình ngô Đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của một đất nước, đồng thời khơi gợi cho chúng ta một niềm tự hào dân tộc cao cả.Điều đó có nghịa là kẻ xâm lược sẽ luôn chuốc lấy thất bại khi có mưu đồ chiếm hữu nước ta, bởi sự độc lập toàn quyền và tư tưởng nhân nghĩa là chân lý, không bao giờ đổi thay.Sức mạnh trong tâm hồn yêu nước, thương dân cao cả của Nguyễn Trãi chứng minh qua bài tuyên ngôn này đã làm cho chúng ta thêm phần nào yêu quý và cảm phục ông hơn. 
Chúng ta nên học hỏi và thùa kế truyến thống yêu nước tốt đẹp của ông cha xưa, và không chỉ qua lời nói, chúng ta phải thực hiện bằng hành động, cho dù là những hành động nhỏ nhất. 
Bài văn như bản hùng ca thể hiện rõ những tấm lòng yêu nước, thương dân qua những cách khác nhau của những con người tài hoa. 
Đề 3:
Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?
Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận đụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.
Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.
Mật khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU_VAN_8_De_cuong_on_tap_HK_II_nam_hoc_20152016.doc