Đề 9 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 9 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 9 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Sinh học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 04 câu)
Câu 1 (1,5 điểm)
Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm?
Câu 2 ( 3,5 điểm) 
Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim?
Câu 3 ( 3 điểm) 
Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? Ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó?
Câu 4 ( 2 điểm)
Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học? Gia đình em thường sử dụng biện pháp nào? Lấy ví dụ?
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC 7
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,5 đ)
* Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : 
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.
0,75
0,75
2
3,5 đ
- Đặc điểm chung
+ Mình có lông vũ bao phủ
+ Chi trước biến đổi thành cánh
+ Có mỏ sừng
+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
+ Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
+ Là động vật hằng nhiệt.
- Vai trò của chim:
* Lợi ích:
+ ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
+ Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch.
+ Giúp phát tán cây rừng.
* Có hại:
+ ăn hạt, quả, cá
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(3 đ)
- Bộ lông mao dày xốp → giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.
- Chi trước ngắn → đào hang, di chuyển.
- Chi sau dài khỏe → bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi.
- Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy → thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.
- Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía → định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
- Mắt có mí, cử động được → giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(2 đ)
* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: 
- Sử dụng thiên địch: 
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
 - Gây vô sinh diệt động vật gây hại. 
* Các gia đình thường sử dụng biện pháp sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
- HS lấy được 2 ví dụ đúng là được
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5
0, 5

Tài liệu đính kèm:

  • docK2-SINH-7-HT.doc