Đề 5 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sử 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 5 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sử 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 5 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Sử 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 3 câu)
Câu 1 (3,5 điểm)
Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng năm 40? 
Câu 2 (3,0 điểm)
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, Lý Bí đã làm gì? Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? 
Câu 3 (3,5 điểm)
Nêu những thành tựu về kinh tế - văn hóa của Chăm Pa? 
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ 6
Số câu
Nội dung
Số điểm
1
- Nguyên nhân: Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Diễn Biến: Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (nay thuộc Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. 
Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lơi.
0,5 
1,5 
1,0 
0,5 
2
 Sau thắng lợi cuộc khởi nghĩa
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức. 
+ Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
 Ý nghĩa nước Vạn Xuân
Thể hiện sự mong muốn trường tồn của dân tộc, đất nước. Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng sánh vai và không lệ thuộc và Trung Quốc.
1,5 
0,5 
1,0 
3
- Kinh tế: 
+ Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm hai vụ. Ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.
+ Họ biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông gai...).
+. Biết khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,..), làm đồ gốm, đánh cá... 
+ Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ. 
- Văn hóa
+ Thế kỷ IV người Chăm đã có chữ viết riêng
+ Nhân dân theo đạo Bà La Môn và đạo Phật 
+ Có tục hỏa táng người chết 
+ Ở nhà sàn và thói quen ăn trầu
+ kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Tháp Chăm, đền , tượng.. 
1,0 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 

Tài liệu đính kèm:

  • docK2-Sử 6-TT.doc