Đề 2 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 855Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU 
..
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2015-2016
MÔN:NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 09 câu, 02 trang)
I. Đọc hiểu.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4).
 Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn của sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lạ xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
 ( Trích Bến quê của Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập 2, Trang 101)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Miêu tả D. Nghị luận.
Câu 2: Bến quê cùng thể loại với 02 tác phẩm nào sau đây?
A. Những ngôi sao xa xôi. B. Bàn về đọc sách.
C. Lặng lẽ Sa Pa. C. Truyện Kiều. 
E.Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten.
Câu 3.Trong đoạn trích trên có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
A. Đúng B. Sai.
Câu 4 : Câu: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.” được xếp vào kiểu câu?
A. Câu đơn. B. Câu ghép
C. Câu mở rộng thành phần D. Câu đặc biệt.
Câu 5: Cho đoạn trích:
 Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con
(Nói với con, Y Phương)
 Nội dung chính của đoạn trích trên là ......................................................................................
.................................................................................................................................................... 
Câu 6 : Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau ? 
 Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
Câu 7 : Sau khi học xong văn bản  “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan, là một học sinh em thấy mình đã, sẽ cần phải làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân để vững bước vào thế kỉ 21 ?
II. Làm văn.
Câu 1: 
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
( « Cảnh ngày xuân » trích « Truyện Kiều », Nguyễn Du)
 Cảm nhận của em trước bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân qua bốn dòng thơ trên.
Câu 2 : Phẩm chất người lính của nhân vật Phương Định qua đoạn trích «  Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê. 
MÃ KÍ HIỆU
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2015-2016
MÔN:NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
 Chú ý:
Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm. tối đa.
Điểm bài thi hướng dẫn chấm được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai 
I. Đọc hiểu 
Câu 1: 0,25 đ
Mức độ tối đa: Hs chọn đáp án C.
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 
Câu 2: 0,25 đ
Mức độ tối đa: Hs chọn đáp án A, C.
Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án A hoặc C
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 
Câu 3: 0,25 đ
Mức độ tối đa: Hs chọn đáp án A.
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 
Câu 4: 0,25 đ
Mức độ tối đa: Hs chọn đáp án B.
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 
Câu 5: 0,5 đ
Mức độ tối đa: HS điền vào chỗ trống Lời dặn dò mong ước và của người cha với con, mong con cần tự tin, vững bước trên đường đời.
Mức độ chưa tối đa: Hs điền vào chỗ trống: Lời dặn dò của cha với con.
Mức độ chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 6: 0,5 đ
Mức độ tối đa: Hs phân tích đúng câu tạo của câu như sau: 
 Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi //là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, 
 CN1 VN1
tôi // quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
CN2 VN2
Mức độ không đạt: không có cách phân tích như trên hoặc có cách phân tích khác. 
Câu 7: 1 đ
Mức độ tối đa: HS trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) nội dung:
- Cần có những hành động và việc làm cụ thể như: Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe để trở thành trò giỏi, con ngoan, có sức khỏe để học tập , trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng sống để trở thành người học sinh toàn diện.
Mức độ chưa tối đa: HS có thể trình bày được ½ số ý trên.
Mức độ chưa đạt: HS không liên hệ được gì hoặc có cách trả lời khác.
II. Làm văn.
Câu 1: ( 3 đ)
Mức độ tối đa: 
* Về phương diện nội dung: 
- Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bài viết phải làm rõ được bốn dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân.. 
* Về phương diện hình thức:
- Viết bài nghị luận văn học (ngắn) 
- Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cụ thể:
1. Mở bài: (0,5 đ)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và vị trí đoạn trích Cảnh ngày xuân, vị trí của bốn dòng thơ trong đoạn trích.
- Nêu vấn đề nghị luận: bốn dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân.. 
2. Thân bài: (2 đ)
- Hai dòng thơ đầu: Vừa nói thời gian vừa gợi không gian mùa xuân: (1 đ)
+ Phân tích hình ảnh con én đưa thoi: Biện pháp ẩn dụ qua hình ảnh này vừa gợi ra hình ảnh chim én là tín hiệu riêng của mùa xuân, vừa gợi được không gian mùa xuân, vừa ngầm ý ngày xuận trôi qua nhanh.
+ Giải thích được thiều quang: ánh sáng đẹp của ngày xuân.
+ Kết hợp hai hình ảnh trên: Ngày xuân trôi mau, có ba tháng xuân mà đã hết hơn sáu mươi ngày. Tháng này là tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng => gợi cảm giác bâng khuâng tiếc nuối thời gian đẹp của mùa xuân.
- Hai dòng thơ sau: Là bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với những hình ảnh và màu sắc hài hòa (1 đ)
+ Phân tích hình ảnh thảm cỏ non. 
+ Hình ảnh cành hoa lê trắng.
+ Phân tích vai trò của chữ điểm trong câu thơ.
=> Vẻ đẹp tinh khôi, mới mẻ, giàu sức sống (cỏ non),khoáng đạt, trong trẻo( xanh tận chân trời) nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa) có hồn qua các đường nét, hình ảnh, màu sắccủa buổi sáng mùa xuân.
- tâm hồn của con người: vui tươi, phấn chấn thể hiện qua cái nhìn trong trẻo, tươi tắn về cảnh vật buổi sáng mùa xuân.
3. Kết bài:(0,5đ)
- Đánh giá về ngòi bút tài hoa bậc thầy của thi hào Nguyễn Du trong việc tả cảnh, ngôn ngữ biểu cảm, giàu chất tạo hình.
- Bốn dòng thơ là bức tranh mùa xuân tươi sáng, để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc .
Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận về bức họa mùa xuân chưa thật đầy đủ, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
Câu 2: 
Mức độ tối đa: 
* Về phương diện nội dung: 
- Đúng kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoắc đoạn trích.
- Bài viết phải làm rõ được phẩm chất người lính của nhân vật Phương Định đặc biệt trong một lần phá bom nổ chậm.
* Về phương diện hình thức:
- Viết bài nghị luận văn học (ngắn) 
- Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cụ thể:
1. Mở bài: (0,5 đ)
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận: phẩm chất người lính của nhân vật Phương Định đặc biệt trong một lần phá bom nổ chậm.
2. Thân bài: (3 đ)
- Phương Định là nhân vật chính của truyện ngắn, cũng như những người đồng đội của mình cô cũng có một đời sống tâm hồn phong phú: hồn nhiên, trong sáng, vô tư pha chút tinh nghịch, mộng mơ, thích hát, thích làm đẹp và rất yêu mến các đồng đội của mình.(0,5 đ)
- Tuy nhiên vẻ đẹp và phẩm chất người lính của Phương Định được thể hiện rõ nhất trong một lần phá bom nổ chậm.(2 đ)
+ Mặc dù đã rất quen với công việc này, thậm chí có ngày phải phá đến năm quả bom, nhưng mỗi lần đối mặt vẫn là một lần thử thách với thần kinh: Hs phân tích sự thay đổi tâm lí từ phát sợ khi chuẩn bị phá bom đến không sợ nữa => chính hơi ấm của tình đồng đội “các anh trinh cao xạ có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt””cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” “các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”, tình yêu nước và lòng tự trọng đã tiếp thêm sức mạnh và can đảm cho cô.
+ Đối mặt với quả bom tâm lí của cô được miêu tả cụ thể, chân thực, sắc nhọn đến từng chi tiết: cô bình tĩnh trong từng thao tác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết “ lưỡi xẻng chạm vào quả bomtôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậmvỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” => Những cảm giác trên không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là sự tích lũy kinh nghiệm sau nhiều lần phá bom.
+ Trong giây phút đó cô có nghĩ tới cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể, cái chính lúc này là hiệu quả công việc: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Biết cái chết có thẻ xảy đến bất cứ lúc nào mà vẫn xông tới, sợ mà không lùi bước=> Sự gan dạ, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm. Chiến trường là cái nôi tôi luyện bản lĩnh yêu nước kiên cường cho người con gái Việt Nam bé nhỏ.
* Đánh giá liên hệ: (0,5đ)
- HS liên hệ đến hình ảnh người lính trong các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ: Hình ảnh những anh lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong bài thơ Khoảng trời hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ), Trường Sơn đông, Trường Sơn tây ( Phạm Tiến Duật)Đó là thề hệ của một thời đại anh hùng- thời đại Hồ Chí Minh.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí chân thực, đa dạng nhưng không phức tạp: Đối mặt với cái chết ta không thấy cô có sự băn khoăn, day dứt trăn trở hay lựa chọn.
3. Kết bài:(0,5đ)
- Hình ảnh Phương Định là hình ảnh đại diện cho thế hệ thanh niên xung phong anh hùng thời kì kháng chiến chống Mĩ: giàu lòng yêu nước, phát huy được truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Cảm xúc của bản thân
Mức độ chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ các phẩm chất người lính của nhân vật, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
 TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI NGỮ VĂN 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ:06 TRANG.

Tài liệu đính kèm:

  • docV22.doc