Đề 11 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 11 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 11 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Vật Lý 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 4 câu)
Câu 1 (3,0 điểm)
 	Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất chất rắn, chất lỏng, chất khí ? 
Câu 2 (3,0 điểm) 
a. Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? Cho ví dụ minh họa ?
b. Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật như thế nào ?
 Câu 3 (2,0 điểm) 
Dùng ròng rọc động để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao thì phải kéo một lực F có cường độ là bao nhiêu?
Câu 4 (2,0 điểm) 
a. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ?
b. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM LÝ 6
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(3,0đ)
Sự nở vì nhiệt của các chất:
* Chất rắn: + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
* Chất lỏng: + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 + Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
* Chất khí: + Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(3,0đ)
a* Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng 
Ví dụ: 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời nắng, đốt nóng 1 ngọn nến, 
* Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
Ví dụ: đặt 1 cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành băng,
b. Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không đổi
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
Câu 3
(2,0đ)
Ta có: m=50kg nên P = 10m = 500N. 
Vậy dùng ròng rọc động để kéo vật lên cao thì phải kéo một lực F có cường độ là nhỏ hơn 500N (F = 250N)
1,0đ
1,0đ
Câu 4
(2,0đ)
 a. Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây.
b. Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây.
1,0đ
1,0đ
* Chú ý: Học sinh có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa theo thang điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKII- LÝ -6-SB.doc