Đề 1 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề)
UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ BÀI
(Đề bài gồm 3 câu)
 	Câu 1 (3,0 điểm)
a. Câu trần thuật đơn là gì? Lấy ví dụ ?
	 b. Khổ thơ sau đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? 
	 “ Anh đội viên nhìn Bác
	 Càng nhìn lại càng thương
	 Người cha mái tóc bạc
	 	 Đốt lửa cho anh nằm”
 (Minh Huệ)
Câu 2 (2,0 điểm)
	 Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản “ Cây tre Việt Nam” của tác giả Thép Mới ? 
Câu 3 (5,0 điểm)
 	 Tả lại một khu vườn mà em biết trong một buổi sáng đẹp trời.
_________HẾT_________
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN 6
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂU ĐIỂM
Câu 1
(3,0 điểm)
a. Nêu đúng khái niệm về câu trần thuật đơn và lấy được ví dụ. 
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến
- VD: Học sinh lấy ví dụ đúng về câu trần thuật đơn. 
b. Khổ thơ sử dụng biện pháp tu từ: Ẩn dụ “Người cha”
- Người cha: Chỉ Bác Hồ, giúp người đọc thấy được tình cảm của Bác đối với các anh bộ đội. Bác giống như người cha chăm lo cho đàn con.
1,0
0,5
0,5
1,0
Câu 2
(2,0 điểm)
* Nội dung, nghệ thuật
- Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
 - Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giầu cảm xúc và nhịp điệu.
1,0
1,0
Câu 3
(5,0 điểm)
I. Yêu cầu chung
1. Nội dung
- Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, xác định được đối tượng cần tả, biết quan sát lựa chọn các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, trình bày theo một thứ tự nhất định.
 2. Hình thức
- Bài viết có bố cục rõ ràng đủ 3 phần, đúng yêu cầu của bài văn miêu tả cảnh.
- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp không sai lỗi chính tả. Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.
II. Yêu cầu cụ thể
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:
1. Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu chung về khu vườn (khu vườn gì ? ở đâu ? Em đến thăm khu vườn đó vào thời gian nào ? Khu vườn có đặc điểm gì nổi bật ?)
2. Thân bài (3 điểm)
- Tả bao quát: Không khí trong hôm đó (bầu trời, nắng, gió) hình ảnh đầy sức sống của cây cối trong vườn (màu sắc, âm thanh, hoạt động)
- Tả chi tiết trong khu vườn:
+ Có những loại cây nào? 
+ Vẻ đẹp riêng của mỗi loại cây trong khu vườn (Hoa, quả, lá, hương, màu sắc)
+ Ong, bướm thi nhau đến hút mật. Các loài chim thi nhau hót ca, bắt sâu
+ Lợi ích của khu vườn đối với gia đình.
3. Kết bài (1điểm)
- Cảm nghĩ của bản thân em đối với khu vườn.
+ Thích thú trước vẻ đẹp của khu vườn.
+ Có ý thức cùng mọi người trong gia đình chăm sóc để khu vườn ngày càng tươi đẹp.
1,0
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75
0,5
0,5
Ghi chú:
 - Điểm bài kiểm tra là tổng điểm của các câu thành phần. Thang điểm toàn bài là 10 điểm (điểm lẻ từng ý trong một câu nhỏ nhất là 0,25) và được làm tròn theo nguyên tắc:
 + 0,25 làm tròn thành 0,5
 + 0,75 làm tròn thành 1,0
_________HẾT_________
 DUYỆT ĐỀ
Lê Thị Bích Thủy Bùi Thị Quyên

Tài liệu đính kèm:

  • docK2 - VĂN - 6 - BG.doc