Bài thi chọn học sinh năng khiếu môn Tin Học Lớp 8 năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh

doc 3 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi chọn học sinh năng khiếu môn Tin Học Lớp 8 năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi chọn học sinh năng khiếu môn Tin Học Lớp 8 năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016 
Môn: Tin học – Lớp 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Yêu cầu chung khi làm bài:
Mỗi thí sinh tạo một thư mục tại thư mục gốc ổ đĩa D: để lưu bài thi. Tên thư mục có dạng SBDxyz. Trong đó xyz là số báo danh của thí sinh.
Bài làm các câu hỏi của mỗi bài thi được lưu trong một file và được đặt tên là BAI1.PAS, BAI2.PAS, BAI3.PAS.
Kết quả được xuất ra màn hình theo như dạng được cho ở ví dụ gồm tên câu hỏi và kết quả. Ví dụ: a) CO ...; b) P =3, k = 2; ...
Đối với câu hỏi có nhiều kết quả thì ghi ra tất cả các kết quả tìm được. Trường hợp không có kết quả thì xuất KHONG.
Bài 1 (4,0 điểm): Lũy thừa của 2. 
Viết chương trình cho phép nhập số nguyên dương N rồi thực hiện:
Cho biết N có phải là một lũy thừa của 2 không.
Tìm số tự nhiên k lớn nhất và số tự nhiên P để N = 2k.P
Tìm số tự nhiên k lớn nhất và số tự nhiên S để N = 2k + S
Tìm số dư khi chia 2N cho N.
Ví dụ: 
N = 12
Giải thích
KHONG
12 không là lũy thừa của 2.
P = 3; k = 2
12 = 22.3
S = 4; k = 3
12 = 23 + 4
4
212 chia 12 dư 4
Bài 2 (3,0 điểm): Dãy số.
Viết chương trình cho phép nhập dãy gồm N số nguyên (N>1) rồi thực hiện:
Cho biết dãy số vừa nhập có bao nhiêu số nguyên dương là số nguyên tố.
Tìm cặp số kề nhau có khoảng cách lớn nhất.
Số ai thuộc dãy số được gọi là số chính giữa của dãy nếu số phần tử thuộc dãy lớn hơn ai bằng số phần tử nhỏ hơn ai. Hãy cho biết phần tử chính giữa của dãy nếu có.
Ví dụ:
N = 5
Dãy số: 17; - 4; -20; 1; 5
Giải thích
2
Có 2 số nguyên dương là số nguyên tố (là 5 và 17)
(17; -4); (-20; 1)
Hai cặp số liên tiếp này đều có khoảng cách lớn nhất bằng nhau (bằng 21)
1
1 là số chính giữa vì 1 lớn hơn hai số là -4 và – 20; nhỏ hơn hai số là 5 và 17
Bài 3 (3,0 điểm): Chữ số.
Viết chương trình cho phép nhập số tự nhiên N (10 ≤ N ≤ 109 ) rồi thực hiện:
In ra chữ số lớn nhất có mặt trong N.
Trên các bảng điện tử người ta dùng các vạch để viết các số như sau: 
Số 0 dùng 6 vạch; số 1 dùng 2 vạch; số 2 dùng 5 vạch ...
Hãy tính số vạch cần dùng để viết số N dưới dạng số điện tử.
Số có các chữ số tăng dần gọi là số tiến, có các chữ số giảm dần gọi là số lùi. Thực hiện kiểm tra số N và in ra màn hình TIEN, LUI, KHONG nếu số N là số tiến, số lùi hay không tiến và không lùi. 
Ví dụ: 
N = 1742015
Giải thích
7
Chữ số 7 lớn nhất trong các chữ số 2; 0; 1; 5; 4; 7.
27
Số que dùng để viết: 1: 2; 7:3; 4:4; 2:5 0:6; 1:2; 5:5
Cộng được: 27
KHONG
Số 1742015 không tiến cũng không lùi.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN PHÙ NINH
HD CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2015-2016 
Môn: Tin học – Lớp 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Yêu cầu chung khi chấm bài:
Mỗi bài xây dựng 4 test để chấm. Đối với mỗi câu hỏi chương trình cho kết quả đúng mỗi test cho 0,25 điểm.
Bài 1:
Test
Dữ liệu vào (N)
Kết quả
a)
b)
c)
d)
Test 1
1
CO
k=0; P =1
k=0; S=0
0
Test 2
100
KHONG
k=2; P=25
k=6; S=36
76
Test 3
1024
CO
k=10; P=1
k=10; S=0
0
Test 4
2015
KHONG
k=0; P=2015
k=10; S=991
683
Bài 2:
Test
Dữ liệu vào (Dãy số)
Kết quả
a)
b)
c)
Test 1
9; 11; 13; 17; 19
4
(13; 17)
13
Test 2
-2; 0; 2; 4; 5
2
(-2;0); (0; 2); (2;4)
2
Test 3
30; -4; 19; 75
1
(19; 75)
KHONG
Test 4
4; 8; 10; 12; 14; 16
0
(4;8)
KHONG
Bài 3:
Test
Dữ liệu vào (N)
Kết quả
a)
b)
c)
Test 1
21
2
7
LUI
Test 2
135679
9
27
TIEN
Test 3
876210
8
29
LUI
Test 4
30042015
9
37
KHONG
 .. Hết ..

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSNK Tin hoc 8 NH 2015-2016.doc