Bài kiểm tra số 1 môn: Vật lí thời gian làm bài: 45 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra số 1 môn: Vật lí thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra số 1 môn: Vật lí thời gian làm bài: 45 phút
TRƯỜNG THCS PHỔ VĂN BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Họ và tên HS:  Môn: VẬT LÍ
Lớp: 6.. 	Thời gian làm bài: 45 phút
Điểm
Chữ kí GVBM
 Lời phê của thầy, cô
I/ Trắc nghiệm: (4đ) Chọn ý đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1: Ròng rọc động là một trong những máy cơ đơn giản, giúp thực hiện công việc được dễ dàng hơn. Dùng ròng rọc động ta được lợi gì?
 A. Lợi về cường độ lực. C. Lợi về hướng của lực.
 B. Lợi về đường đi. D. Lợi cả về lực và đường đi.
Câu 2: Hơ nóng chiếc vòng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian hiện tượng gì xảy ra?
Khối lượng của chiếc vòng tăng.
B. Trọng lượng của chiếc vòng tăng 
C. Thể tích của chiếc vòng tăng. 
D. Cả trọng lượng và thể tích của chiếc vòng đều tăng.
Câu 3: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó:
 A. Để dễ dàng tu sửa cầu. C. Để tạo thẩm mĩ.
 B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. D. Vì cả ba lí do trên.
Câu 4: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:
 A. Bê tông và thép không bị nở vì nhiệt. C. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.
 B. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép. D. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.
Câu 5: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại, muốn tách rời hai cốc ra, ta làm cách nào trong các cách sau: 
 Ngâm cốc dưới vào nước nóng,cốc trên vào nước lạnh.
B. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. 
C. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên vào nước nóng. 
D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
Câu 6: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
 A. Chất rắn nở ra khi nóng lên. C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
 B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 7: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:
 A. Các chất khi co dãn(1).mà bị ngăn cản có thể gây ra(2).
 B. Trong nhiệt giai Xen-xi út nhiệt độ của nước đá đang tan là(3)và của hơi nước đang sôi là(4)..
Câu 8: Ghép các nội dung ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải:
 A. Nhiệt kế rượu dùng để đo: a. Nhiệt độ cơ thể.
 B. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo: b. Nhiệt độ khí quyển.
 c. Nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.
 d. Nhiệt độ các vật trong phòng thí nghiệm.
II/ Tự luận: (6đ)
Câu 1: Khi nung nóng một lượng chất rắn thì khối lượng riêng của nó tăng hay giảm? Tại sao?
Câu 2: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng.
Câu 3: Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,015mm. Nếu tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 40m ở nhiệt độ 500C sẽ có độ dài là bao nhiêu?
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN AN NHƠN
TRƯỜNG THCS NHƠN THỌ
---------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Vật lý 6
(Thời gian làm bài: 45phút không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm(5 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Sự nóng chảy là sự chuyển từ:
A. Thể lỏng sang thể hơi 	B. Thể rắn sang thể hơi 
C. Thể rắn sang thể lỏng	D. Thể lỏng sang thể rắn
Câu 2. Băng phiến nóng chảy ở:
A. 600C	B. 800C	C. 1000C	D. 1200C
Câu 3. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là:
A. Sự đông đặc	B. Sự sôi	C. Sự bay hơi	D. Sự ngưng tụ
Câu 4. Nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi trong nhiệt giai Xenxiut là:
A. 00C và 1000C	B. 370C và 1000C	C. -1000C và 1000C	D. 320C và 2120C
Câu 5. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: 
A. 200C	B. 350C	C. 420C	D. 1000C
Rượu
58 cm3
Thuỷ ngân
9 cm3
Dầu hoả
55 cm3
Câu 6. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1000cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
	A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu	
	B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân
	C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân	
	D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa
Câu 7. Trong các kết luận sau về sự sôi, kết luận không đúng là:
A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.
B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. 
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 
D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
Câu 8. Các bình ở hình vẽ bên đều chứa cùng một lượng nước như nhau và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất. 
B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất.	
C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất.	
D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.
Câu 9. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều
tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 10. Tác dụng chính của máy cơ đơn giản ( ròng rọc; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng) là:
A. Làm việc nhanh hơn	B. Đỡ tốn công hơn
C. Làm việc dễ dàng hơn	D. Làm việc an toàn hơn
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 11.
a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
b. Nêu cách đổi nhiệt độ: b1) 250C= 0F b2) 59 0F= ...0C
Câu 12. Hãy điền vào cột B quá trình vật lí xảy ra tương ứng với hiện tượng ở cột A dưới đây:
Cột A
Cột B
a. Sương đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm
b. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô
c. Cục nước đá trong cốc sau một thời gian tan thành nước
d. Cho khay nước vào ngăn đá của tủ lạnh, sau một thời gian nước trong khay chuyển thành nước đá
Câu 13. Dựa vào các kiến thức vật lý 6 phần nhiệt học đã học hãy giải thích:
a) Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng hình lượn sóng mà không làm tôn phẳng?
b) Tại sao khi trồng chuối, mía người ta thường phát bớt lá già đi?
 0 C
A
B
C
D
E
 100
 50
0
-50
.
.
.
 Thời gian 
 Câu 14. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi: 
a. Các đoạn AB; BC; CD; DE ứng với quá trình vật lí nào?
b. Trong các đoạn BC; DE nước tồn tại ở những thể nào; nhiệt độ là bao nhiêu?
------------------ Hết-------------
A/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I/Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn.
Khối lượng của vật tăng	b. Khối lượng của vật giảm
Khối lượng riêng của vật giảm	d. Khối lượng riêng của vật tăng
Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể?
a. Nhiệt kế rượu	b. Nhiệt kế thủy ngân.
c. Nhiệt kế y tế.	d. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 3:Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?
a. Luôn tăng	b. Luôn giảm
c. Không đổi	d. Lúc đầu tăng sau đó giảm.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy:
Đốt một ngọn đèn dầu. 
Đốt một ngọn nến.
Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.	
Đúc một cái chuông đồng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:
a. Sương đọng trên lá cây. 	b. Sự tạo thành sương mù.
c. Sự tạo thành hơi nước.	d. Sự tạo thành mây.
Câu 6: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ?
a. Sự nóng chảy và sự đông đặc.	b. Sự nóng chảy và sự bay hơi.
c. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.	d. Sự bay hơi và sự đông đặc.
Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
a. Nước trong cốc càng ít.	b. Nước trong cốc càng nhiều.
c. Nước trong cốc càng nóng.	d. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 8: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ?
a. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
b. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông dặc.
c. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
 d. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
 II. Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống trong các câu sau:
 Câu 9: Băng kép khi bị ........................ hay ....................... đều bị cong lại.
 Câu 10: Nước sôi ở nhiệt độ ..................... Nhiệt độ này gọi là ......................... của nước.
 III. Điền chữ “Đ” nếu nhận định đúng, chữ “S” nếu nhận định sai vào ô vuông ở các câu sau:
 Câu 11: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
 Câu 12: Trong thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.	 
 Câu 13: Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi dùng nhiệt kế rượu.
 Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.	 
B. TỰ LUẬN (6 điểm)	
Câu 1. (2,0 điểm): 
 a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 
 b. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Câu 2. (1,5điểm):
 Tại sao người ta làm đường bêtông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống ?
Câu 3. (2,5 điểm):
	Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng:
Thời gian (phút)
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ (0C)
20 30 40 50 60 70 80 80 80
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 ?
c. Chất lỏng này có phải là nước không ?
 PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2015 - 2016
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÀNH HÃN MÔN: VẬT LÍ. LỚP 6 (Đề đề nghị)
 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Ghi vào giấy làm bài thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
	1. Câu nói nào đúng về ròng rọc động:
A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo 	B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo
C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo	 	D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo
2. Dùng ròng rọc động để kéo vật có trọng lượng 400N lên cao thì phải cần lực có độ lớn tối thiểu bằng:
 A. 500N. B. 1000N. C. 200N. D. 400N. 
	3. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
 	A. Lỏng, rắn, khí 	B. Khí, rắn, lỏng C.Khí, lỏng, rắn. D. Rắn, lỏng, khí. 
 4. Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:
	A Săm, lốp dãn nở không đều.	B.Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm lốp nổ.
C. Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm lốp nổ. D. Lốp xe quá cũ.
	5. Trong các vật sau đây, vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt?
A. Quả bóng bàn	B. Băng kép C. Phích đựng nước nóng	 D. Bóng đèn điện
	6. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
	A.Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn. B.Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
	C.Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn. D.Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
	7. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
	A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.	B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
	C. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. 	D. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
	8. Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt?
A. Hơ nóng nút chai. B. Hơ nóng cổ chai 	C.Hơ nóng thân chai.	D. Hơ nóng đáy chai. 
	9. Nhiệt kế y tế có giới hạn đo là :
	A. 0 oC đến 100 oC	B. 0 oC đến 130 oC C. 35 oC đến 42 oC	D. 35 oC đến 43 oC
10. Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến.
C. Đúc một cái chuông đồng. D. Đốt một ngọn đèn dầu.
	11. Hiện tượng nước biển tạo thành muối là hiện tựơng :
	A. Bay hơi 	B. Đông đặc	C. Ngưng tụ	D.Nóng chảy
	12. Để ý thấy bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Giải thích?
	A.Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.	B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.
C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc. D. Vì cốc bị nứt.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) 
1. a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất .
 b) Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
	2. Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì? Trong việc đúc tượng bằng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? 
120 Nhiệt độ (0C)
100
80
60
40
0 5 10 15 20 Thời gian (phút) 
 Hình 1
3. Hình 1 biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến đựng trong
 một ống nghiệm được đun nóng liên tục.
a) Mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trong các khoảng 
thời gian:
	- Từ phút 0 đến phút thứ 5.
	- Từ phút 5 đến phút thứ 15.
	- Từ phút 15 đến phút thứ 20.
b) Trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 
băng phiến trong ống nghiệm tồn tại ở những thể nào?
ĐỀ THI HỌC KỲ 2
MÔN VẬT LÝ 6 – NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trăc nghiệm (4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau đây: 
Hình 1
F
Câu 1: Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:
A. Đổi hướng của lực kéo. 	 
B. Thay đổi trọng lượng của vật.
C. Giảm độ lớn của lực kéo. 	
D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo
Câu 2: Dùng ròng rọc động để kéo vật có khối lượng 30 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực F có cường độ là:
A. F = 300 N	B. F > 300N 	C. F < 300 N	D. F < 30 N
Câu 3: Cách sắp xếp các chất nở ra vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
A. Rắn, khí, lỏng.	B. Khí, rắn, lỏng.
C. Rắn, lỏng, khí.	D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 4: Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. 	
B. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nên nở ra. 
C. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên	
D. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.
Câu 5: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào sau đây?
Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn các chất khác.
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
Câu 6. Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng.
A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy 
Câu 7: Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì:
A. Nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm.
B. Nhiệt độ của băng phiến tăng.
C. Nhiệt độ của băng phiến giảm. 
D. Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. 
Câu 8: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi trong nhiệt giai Xen-xi- út lần lượt là:
A. 00C và 1000C	B. 00C và 370C
 C. -1000C và 1000C	 D. 370C và 1000C
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 9 (1 điểm): Khi sử dụng các bình chứa chất khí như bình ga..., ta phải chú ý điều gì?
Câu 10 (2 điểm): Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn thay đổi thế nào, vì sao ?
Câu 11 (2 điểm): Đổi từ độ C sang độ F
a) 450C	b) 800C
Câu 12 (1 điểm) Tại sao khi trồng chuối, mía người ta phải phạt bớt lá ?
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hk_2_vat_ly_6.doc